Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Khủng hoảng lương thực có thể gia tăng, giá gạo sẽ tăng vọt?

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 23/09/2022 10:01 AM (GMT+7)
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã cấm xuất khẩu gạo tấm. Lệnh cấm có khả năng làm tăng lạm phát lương thực, như đã xảy ra vào năm 2007 khi Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tương tự. Quyết định đó đã khiến giá gạo châu Á tăng gần 80%.
Bình luận 0

Lệnh cấm có khả năng làm tăng lạm phát lương thực, như đã xảy ra vào năm 2007 khi Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tương tự

Ấn Độ chịu trách nhiệm về khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, mới đây, nước này đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm cũng như đánh thuế xuất khẩu nặng đối với các loại gạo khác. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Đây là mọi thứ bạn cần biết:

Tình hình thị trường gạo Ấn Độ như thế nào?

Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Quốc gia này xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo mỗi tháng và đạt tổng cộng khoảng 21,5 triệu tấn gạo xuất khẩu vào năm 2021. Con số này nhiều hơn cả Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ - bốn nhà xuất khẩu gạo lớn nhất toàn cầu tiếp theo - cộng  lại.

Dữ liệu của chính phủ cũng cho thấy, xuất khẩu gạo trong năm nay từ tháng 4 đến tháng 8 nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và giảm giá sâu do lượng dự trữ trong nước cao và giá nội địa thấp. Điều này đặc biệt giúp các nước nghèo hơn, chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Trong khi đó, hơn 3 tỷ người trên thế giới dựa vào gạo như một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của họ.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 9, Ấn Độ đã tuyên bố cấm xuất khẩu gạo tấm và thực hiện đánh thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo khác nhằm kiểm soát giá gạo trong nước, CNBC đưa tin. Một hạn chế như vậy đã được đồn đại trong nhiều tháng; hồi tháng 6, Ấn Độ cũng cấm xuất khẩu lúa mì, điều này làm dấy lên lo ngại về lệnh cấm gạo sắp tới. Giờ đây, điều này đã trở thành sự thật.

Hơn 3 tỷ người trên thế giới dựa vào gạo như một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của họ. Ảnh: @AFP.

Hơn 3 tỷ người trên thế giới dựa vào gạo như một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của họ. Ảnh: @AFP.

Lệnh cấm có khả năng làm tăng lạm phát lương thực, như đã xảy ra vào năm 2007 khi Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tương tự. Quyết định đó đã khiến giá gạo châu Á tăng gần 80%, theo Reuters , và gây ra vấn đề an ninh lương thực ở nhiều quốc gia dựa vào gạo là lương thực chính.

Tuy nhiên, lệnh cấm mới của Ấn Độ có thể sẽ không có ảnh hưởng nghiêm trọng như lệnh cấm năm 2007, vì lệnh cấm hoàn toàn chỉ áp dụng đối với gạo tấm, một loại cụ thể được phân mảnh trong quá trình chế biến và được sử dụng chủ yếu để làm thức ăn gia súc chứ không phải là tất cả các loại gạo. Theo báo cáo của Bloomberg, gạo tấm chỉ chiếm khoảng 20% lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ.

Có sự gia tăng xuất khẩu "hoàn toàn bất thường" trong các lô hàng gạo tấm và nguồn cung gạo tấm của Ấn Độ không thể theo kịp

Hai lý do lớn nhất dẫn đến lệnh cấm là thiếu lượng mưa và các tác động kéo dài của COVID-19. Bộ trưởng Lương thực của Ấn Độ, Sudhanshu Pandey giải thích rằng đã có sự gia tăng "hoàn toàn bất thường" trong các lô hàng gạo tấm và nguồn cung gạo tấm của Ấn Độ không thể theo kịp. Sản lượng cũng giảm khoảng 5,6 phần trăm do lượng mưa dưới mức trung bình. Đối với Ấn Độ, tháng 7 và tháng 8 là những tháng "quan trọng nhất" đối với lượng mưa, vì chúng xác định lượng mạ được gieo, Sonal Varma, nhà kinh tế trưởng của công ty dịch vụ tài chính cho biết. Năm nay, các đợt mưa gió mùa không đều trong những tháng đó đã làm giảm sản lượng, bà nói thêm.

Các bang sản xuất gạo lớn của Ấn Độ như Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh đang nhận được lượng mưa ít hơn từ 30% đến 40%, Varma cho biết. Mặc dù lượng mưa tăng lên vào cuối tháng 8, nhưng "việc gieo mạ càng muộn, thì nguy cơ năng suất sẽ thấp hơn".

Phần lớn lệnh cấm và hạn chế đối với xuất khẩu gạo là nhằm mục đích duy trì nguồn cung nội địa của Ấn Độ. Ảnh: @AFP.

Phần lớn lệnh cấm và hạn chế đối với xuất khẩu gạo là nhằm mục đích duy trì nguồn cung nội địa của Ấn Độ. Ảnh: @AFP.

Đồng thời, đại dịch COVID-19 cũng gây ảnh hưởng đến lượng gạo thặng dư của Ấn Độ. Nội các Liên minh của Ấn Độ đã giới thiệu một chương trình an ninh lương thực trở lại vào tháng 3 năm 2020 như một phản ứng đối với những bất ổn do đại dịch gây ra. Chương trình, được gọi là Pradhan Mantri Garib Kalyan Anna Yojana (PMGKAY), tăng gấp đôi khẩu phần cho các hộ gia đình có thu nhập thấp như một phần của Đạo luật An ninh Lương thực Quốc gia. Vào tháng 3 năm 2022, chương trình này được gia hạn kéo dài đến tháng 9 năm 2022.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ: Các quốc gia châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và những quốc gia sẽ có lợi

Trong một nỗ lực để kiểm soát giá nội địa, cũng như duy trì nguồn cung nội địa, chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo bắt đầu từ ngày 9/9. Công ty dịch vụ tài chính Nomura cho biết, tác động đến châu Á sẽ không đồng đều, và Philippines và Indonesia sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất bởi lệnh cấm.

Vốn dĩ, Ấn Độ xuất khẩu gạo đạt 21,5 triệu tấn vào năm 2021. Con số này nhiều hơn tổng số lô hàng từ bốn nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất tiếp theo - Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ. Nhưng sản lượng đã giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước kể từ ngày 2 tháng 9, do lượng mưa gió mùa dưới mức trung bình, ảnh hưởng đến thu hoạch.

Đầu năm nay, quốc gia Nam Á này cũng đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường để kiểm soát giá nội địa tăng do cuộc chiến Nga-Ukraine khiến thị trường lương thực toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Nước bị ảnh hưởng nhiều nhất

Chính phủ Ấn Độ gần đây đã thông báo rằng sản lượng gạo trong đợt mùa gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10 có thể giảm từ 10 đến 12 triệu tấn, điều này ngụ ý rằng năng suất cây trồng có thể giảm tới 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Tác động của lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ được cảm nhận trực tiếp bởi các quốc gia nhập khẩu từ Ấn Độ và gián tiếp bởi tất cả các nhà nhập khẩu gạo, vì tác động của nó đối với giá gạo toàn cầu", theo một báo cáo của Nomura được công bố gần đây.

Kết quả từ Nomura cho thấy, giá gạo vẫn ở mức cao trong năm nay, với sự gia tăng giá trên thị trường bán lẻ vào tháng 7 đạt khoảng 9,3% so với mức 6,6% vào đầu năm 2022. Lạm phát giá tiêu dùng (CPI) đối với gạo cũng tăng vọt đạt 3,6% vào tháng 7, tăng từ mức chỉ có 0,5% vào đầu năm 2022.

Lô hàng gạo Ấn Độ mắc kẹt tại cảng sau lệnh cấm, thương nhân cầu cứu chính phủ. Ảnh: @AFP.

Lô hàng gạo Ấn Độ mắc kẹt tại cảng sau lệnh cấm, thương nhân cầu cứu chính phủ. Ảnh: @AFP.

Philippines, quốc gia nhập khẩu hơn 20% để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo, là quốc gia ở châu Á có nguy cơ tăng giá cao nhất, Nomura cho biết.

Là nhà nhập khẩu ròng hàng hóa lớn nhất châu Á, gạo và các sản phẩm từ gạo chiếm 25% trong mức Lạm phát giá tiêu dùng (CPI) lương thực của nước này, tỷ trọng này cũng cao nhất trong khu vực, theo Statista.

Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Philippines cho thấy lạm phát ở nước này ở mức 6,3% trong tháng 8 - cao hơn mức mục tiêu kiểm soát của ngân hàng trung ương là 2% đến 4%. Do đó, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ sẽ là một đòn giáng mạnh vào quốc gia Đông Nam Á này.

Tương tự, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng sẽ gây bất lợi cho Indonesia. Indonesia có thể là quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ hai ở châu Á.

Nomura báo cáo rằng, quốc gia này phụ thuộc vào nhập khẩu với 2,1% để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo. Theo Statista, gạo chiếm khoảng 15% trong mức lạm phát giá tiêu dùng (CPI) lương thực. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia châu Á khác, cơn đau này có thể chỉ ở mức tối thiểu.

Singapore nhập khẩu tất cả gạo của mình, với 28,07% trong số đó đến từ Ấn Độ vào năm 2021, theo Trade Map. Tuy nhiên, quốc gia này không dễ bị tổn thương như Philippines và Indonesia vì "tỷ trọng gạo trong Lạm phát giá tiêu dùng (CPI) lương thực của quốc gia là khá nhỏ", Varma lưu ý.

Người tiêu dùng ở Singapore có xu hướng chi "một phần lớn" chi phí của họ cho các dịch vụ, điều này thường xảy ra ở các nước có thu nhập cao hơn, bà nói. Mặt khác, các nước có thu nhập thấp và trung bình "có xu hướng chi một tỷ lệ chi phí lớn hơn cho thực phẩm".

Bà nói thêm: "Tính dễ bị tổn thương cần được nhìn nhận từ khía cạnh tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng, và mức độ của các quốc gia phụ thuộc vào các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu".

Lệnh cấm của Ấn Độ, cùng với thuế xuất khẩu, có thể sẽ làm tăng giá gạo toàn cầu, điều này sẽ tác động nhiều hơn đến một số quốc gia so với những quốc gia khác. Nó cũng có khả năng thế giới sẽ chuyển sang các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan và Việt Nam, những quốc đã không thể tăng lô hàng và giá cả trước đây.

Lệnh cấm của Ấn Độ, cùng với thuế xuất khẩu, có thể sẽ làm tăng giá gạo toàn cầu, điều này sẽ tác động nhiều hơn đến một số quốc gia so với những quốc gia khác. Nó cũng có khả năng thế giới sẽ chuyển sang các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan và Việt Nam, những quốc đã không thể tăng lô hàng và giá cả trước đây.

Các quốc gia sẽ được hưởng lợi

Mặt khác, một số quốc gia có thể được hưởng lợi. Theo công ty dịch vụ tài chính Nomura, Việt Nam và Thái Lan có nhiều khả năng sẽ thu được lợi nhuận từ lệnh cấm của Ấn Độ. Đó là bởi vì họ là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, khiến họ trở thành lựa chọn thay thế có khả năng nhất cho các quốc gia đang tìm cách lấp đầy khoảng trống.

Tổng sản lượng gạo của Việt Nam đạt khoảng 44 triệu tấn vào năm 2021, với lượng xuất khẩu đạt 6,57 triệu tấn mang về 3,133 tỷ USD, theo một báo cáo được công bố vào tháng 7 của công ty nghiên cứu Global Information.

Đồng thời, dữ liệu từ Statista cho thấy, Thái Lan sản xuất 21,4 triệu tấn gạo vào năm 2021, tăng 2,18 triệu tấn so với năm trước, với lượng xuất khẩu đạt 6,1 triệu tấn.

Với sự gia tăng xuất khẩu và lệnh cấm của Ấn Độ gây áp lực lên giá gạo, giá trị xuất khẩu gạo nói chung sẽ tăng lên và hai quốc gia này sẽ được hưởng lợi từ điều đó.

"Bất kỳ ai hiện đang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ sẽ tìm cách nhập khẩu nhiều hơn từ Thái Lan và Việt Nam", Varma nói.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ bị Mỹ, EU, Senegal chỉ trích tại WTO

Lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm gần đây của Ấn Độ và áp thuế xuất khẩu đối với các loại gạo non-basmati khác đã bị các thành viên như Mỹ, EU và Senegal chỉ trích tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 16/9, điều này đặt ra câu hỏi về tác động bất lợi của nó đối với thị trường lương thực toàn cầu vốn đã mỏng manh, một quan chức thương mại có trụ sở tại Geneva cho biết.

Mỹ cho rằng chính sách xuất khẩu của Ấn Độ, với tất cả những thay đổi liên tục, sẽ gây ra những bất ổn, và lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ gây ra hậu quả trên thị trường toàn cầu Ảnh: @AFP.

Mỹ cho rằng chính sách xuất khẩu của Ấn Độ, với tất cả những thay đổi liên tục, sẽ gây ra những bất ổn, và lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ gây ra hậu quả trên thị trường toàn cầu Ảnh: @AFP.

Trước đó, Ấn Độ đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu lúa mì và bột mì. Một quan chức có trụ sở tại Geneva cho biết: "Mỹ cho rằng chính sách xuất khẩu của Ấn Độ, với tất cả những thay đổi liên tục, sẽ gây ra những bất ổn, và lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ gây ra hậu quả trên thị trường toàn cầu".

Tại cuộc họp, Mỹ, Australia, Canada, Brazil, New Zealand, Thái Lan, Paraguay , Uruguay và Nhật Bản đã yêu cầu tham vấn với Ấn Độ về việc sử dụng điều khoản hòa bình để bảo vệ các chương trình lương thực của mình.

"New Delhi đã làm rõ rằng việc cấm xuất khẩu chỉ áp dụng đối với gạo tấm được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm của Ấn Độ, và điều này là do xuất khẩu của nước này tăng mạnh trong tháng gần đây đã gây áp lực lên thị trường nội địa", quan chức quốc gia này cho biết.

Lo ngại về các hạn chế và cấm xuất khẩu của Ấn Độ đối với gạo, lúa mì và bột mì cũng đã được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Nông nghiệp của WTO vào ngày 14 và 15 tháng 9.

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với tất cả các loại gạo, ngoại trừ gạo basmati, có hiệu lực từ ngày 9/9.

Trước đó, vào ngày 13 tháng 5, Ấn Độ cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì trong khi lệnh cấm xuất khẩu bột mì, maida, bột báng và bột mì nguyên cám cũng được ban hành vào ngày 27 tháng 8. Các hạn chế đã được áp dụng do lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong nước, và giá tăng do vụ lúa mì bị ảnh hưởng bởi một đợt nắng nóng mạnh.

Ấn Độ cho rằng lập trường của các thành viên đối với xuất khẩu thực phẩm của Ấn Độ là mâu thuẫn

Đại diện Ấn Độ cho rằng, lập trường của các thành viên đối với xuất khẩu thực phẩm của Ấn Độ là mâu thuẫn khi chiều họ nêu quan ngại về việc Ấn Độ xuất khẩu gạo quá nhiều trong khi ở chiều tiếp theo, họ khó chịu về các lệnh cấm xuất khẩu này, quan chức này chỉ ra.

Ấn Độ nhấn mạnh rằng, các hạn chế xuất khẩu của họ là cần thiết do nhu cầu an ninh lương thực. Đại diện Ấn Độ nói thêm rằng chính phủ sẽ xem xét yêu cầu của các chính phủ khác để được miễn trừ vì Ấn Độ đã cam kết hỗ trợ nhu cầu của các quốc gia láng giềng và dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đột ngột trên thị trường toàn cầu đối với lúa mì.

Trong khi New Delhi cho biết các biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và đang được giám sát liên tục, quan chức này vẫn không đề cập đến việc lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong bao lâu.

Chính phủ Ấn Độ gia hạn thời hạn cấm xuất khẩu gạo tấm để giảm bớt tắc nghẽn tại cảng

Ít nhất 20 tàu đang chờ tải khoảng 600.000 tấn gạo tại các cảng của Ấn Độ khi các biện pháp hạn chế xuất khẩu bất ngờ của New Delhi đã khiến hàng hóa bị mắc kẹt trong gần hai tuần qua, buộc người bán phải trả phí lưu kho, các quan chức trong ngành nói với tờ Reuters.

Ngoài 600.000 tấn gạo đang chờ bốc hàng tại các tàu chở hàng, 400.000 tấn gạo khác đang bị mắc kẹt tại các kho cảng và trạm vận chuyển container.

Chính phủ Ấn Độ gia hạn thời hạn cấm xuất khẩu gạo tấm để giảm bớt tắc nghẽn tại cảng. Ảnh: @AFP.

Chính phủ Ấn Độ gia hạn thời hạn cấm xuất khẩu gạo tấm để giảm bớt tắc nghẽn tại cảng. Ảnh: @AFP.

BV Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (TREA), cho biết: "Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ nhượng bộ đối với lượng hàng hóa chuyển tiếp này vì chúng tôi đang phải trả các khoản phí lưu kho quá lớn".

Các lô hàng gạo tấm bị kẹt vì lệnh cấm, trong khi người mua và người bán gạo trắng không sẵn sàng trả mức giá khi mức thuế tới 20% so với mức đã thỏa thuận ban đầu, các đại lý cho biết.

"Khi các hợp đồng được ký kết trước, mặt hàng gạo xuất khẩu hiện đã bị thu thuế trước đó nên sẽ có tranh chấp ai sẽ trả thuế theo giá mới", một đại lý có trụ sở tại New Delhi với một công ty thương mại toàn cầu cho biết.

Các nhà xuất khẩu cho biết các lô hàng gạo tấm bị kẹt đang đến Trung Quốc, Senegal, Senegal và Djibouti, trong khi các loại gạo trắng khác được mua bởi người mua ở Benin, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và bất kỳ việc giảm xuất khẩu nào cũng sẽ làm tăng áp lực lên giá lương thực, vốn đang tăng do hạn hán, và việc Nga xâm lược Ukraine.

Chính vì vậy, vào ngày 21/9, trong một động thái có thể xoa dịu căng thẳng tại các cảng, chính phủ liên minh đã cho phép xuất khẩu gạo tấm đang quá cảnh đến ngày 30 tháng 9.

Tổng cục Ngoại thương trước đó đã cho phép xuất khẩu gạo đến ngày 15 tháng 9, nếu có đơn đặt hàng và trong trường hợp đã nộp hóa đơn vận chuyển và tàu đã đến nơi.

"Chính phủ trung ương thực hiện các quyền hạn được trao bởi Phần 3, Đạo luật ngoại thương 1992 được sửa đổi, bổ sung tại Đoạn 1.02 và 2.01 của Chính sách Ngoại thương, 2015-20, theo đó tiếp tục kéo dài thời hạn xuất khẩu gạo tấm từ ngày 15 tháng 9 năm 2022 đến ngày 30 tháng 9".

Quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu lên tới 20% của Ấn Độ đối với các loại gạo khác đã bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp vấn. Ảnh: @AFP.

Quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu lên tới 20% của Ấn Độ đối với các loại gạo khác đã bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp vấn. Ảnh: @AFP.

"Tất cả các điều kiện khác như trong Thông báo số 31 ngày 8.09.2022 vẫn được giữ nguyên. Việc xuất khẩu lô hàng gạo tấm được phép theo Thông báo số 31 ngày 8.09.2022 đã được gia hạn đến ngày 30 tháng 9 ", thông báo của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT).

Trước đó đã báo cáo rằng, các nhà xuất khẩu đã tìm cách nới lỏng thời hạn để thông quan khoảng một triệu tấn gạo bị mắc kẹt trong quá trình vận chuyển sau khi chính phủ áp thuế xuất khẩu 20%.

"Chúng tôi hoan nghênh quyết định này của chính phủ, nó chắc chắn sẽ giúp giải tỏa các tàu và hàng gạo tấm bị kẹt tại các cảng khác nhau trên khắp các cảng của Ấn Độ. Chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ nới lỏng tương tự đối với thuế xuất khẩu đối với gạo non-basmati được phép xuất khẩu", Raajesh Bhojwani, Giám đốc điều hành công ty RBB Ship Chartering Pte Ltd Singapore cho biết.

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo! Khủng hoảng lương thực có thể gia tăng trên thế giới? Lạm phát lương thực sẽ tăng?

Nhìn chung, xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm khoảng 1/4 trong năm nay do các hạn chế của New Delhi buộc người mua chuyển sang các nhà cung cấp đối thủ.

Đáng kể, Ấn Độ xuất khẩu gạo sang khoảng 150 quốc gia trên thế giới. Ấn Độ chiếm 40% nguồn cung gạo của thế giới. Trong tình hình như vậy, quyết định này có thể làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng lương thực phát sinh do nắng nóng và Chiến tranh Nga-Ukraine cùng hệ lụy lan tràn ở nhiều nước châu Âu. Việc Chính phủ Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu các loại gạo khác nhau sẽ có tác động trực tiếp đến giá gạo trên thế giới. Sau quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ, áp lực xuất khẩu gạo đối với các nước như Thái Lan và Việt Nam sẽ còn gia tăng hơn nữa. Sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm, có thể xảy ra khủng hoảng lương thực ở các nước nghèo châu Phi. Cùng với đó, Trung Quốc lại là một khách hàng lớn của Ấn Độ đối với gạo tấm. Giờ đây, trong tình hình như vậy, có thể còn thiếu gạo trong những ngày tháng sắp tới.

Lệnh cấm cũng áp dụng trong thời điểm lạm phát toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là do chiến tranh ở Ukraine. Ảnh: @AFP.

Lệnh cấm cũng áp dụng trong thời điểm lạm phát toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là do chiến tranh ở Ukraine. Ảnh: @AFP.

Lệnh cấm cũng áp dụng trong thời điểm lạm phát toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là do chiến tranh ở Ukraine. Chiến tranh đã làm tăng giá bán lẻ và thực phẩm vòng quanh thế giới, bao gồm cả ở Ấn Độ, nơi có lạm phát bán lẻ trên 6%, báo cáo Tạp chí Phố Wall. Lệnh cấm của Ấn Độ có thể sẽ khiến giá lương thực tăng thêm, cũng như có khả năng làm tăng tình trạng mất an ninh lương thực ở nước ngoài. Bởi Ấn Độ cũng là nhà cung cấp gạo giá rẻ nhất cho nhiều nước châu Phi, bao gồm Nigeria, Benin và Cameroon.

Huỳnh Dũng- Theo CNBC/Economictimes.indiatimes/ Thehindubusinessline/Livemint/Reuters

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem