Ẩn họa từ đốt rơm rạ

Minh nguyệt Thứ bảy, ngày 28/06/2014 07:48 AM (GMT+7)
Những ngày này khắp các tỉnh miền Bắc đang vào mùa gặt, những con đường ngập ngụa rơm rạ, cộng thêm với việc đốt rơm rạ vô tội vạ của nông dân khiến cho bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng, an toàn của người tham gia giao thông cũng bị đe dọa.
Bình luận 0

Ngay trên đường Quốc lộ 3 đoạn từ Nam Thăng Long về thị trấn Đông Anh, Hà Nội phóng viên đã nghi nhận được hơn 30 đống rơm chất cao ngất ngưởng. Hơn nửa trong số đó đã được người dân châm lửa đốt, số còn lại hoặc là đang chờ đốt hoặc là đốt rồi nhưng chưa cháy hết vẫn bốc khói nghi ngút.

Cách Quốc lộ 3 không xa, tầm 50m bà Lê Thị Thảo (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh), người cùng làng cũng đang hì hụi đánh rơm thành từng đống, đánh lửa để đốt. Bất chấp cái nắng, nóng lúc 12 giờ trưa bà Loan vẫn châm lửa, khói nghi ngút theo gió làm toàn bộ không khí gần đó như đặc quánh lại. Khi được hỏi chính quyền có tuyên truyền cho bà biết tác hại của đốt rơm rạ không thì bà Loan cho hay: “Chính quyền có tuyên truyền nhưng nhà người ta làm nhiều ruộng người ta còn đốt mình chỉ có 1-2 sào ăn thua gì đâu. Với lại tôi đốt xa khu dân cư, xa đường quốc lộ nên chả ảnh hưởng tới ai” – bà Loan biện minh.

Việc đốt rơm rạ gây ra nhiều tác hại xấu, theo tiến sĩ Lê Văn Tri – Tổng Giám đốc Tập đoàn Biogroup: “Việc đốt rơm rạ có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, một lượng chất hữu cơ rất lớn đã bị đốt thành tro bụi, không tái tạo được độ phì nhiêu cho đất. Nhiều nơi còn vứt rơm, rạ xuống ao ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các vật nuôi thuỷ sản”.

Để tránh gây ra những tác động xấu cho môi trường, tận dụng được nguồn rơm rạ làm phân bón cho ruộng đồng, theo tiến sĩ Lê Văn Tri: “Rơm rạ có thể được xử lý bằng hai cách: Đầu tiên ta có thể đánh rơm rạ thành đống rồi tưới chế phẩm Fito-Biomix RR lên, đảm bảo độ ẩm của rơm rạ luôn ở mức 80 – 85%, sau 20-25 ngày ủ, rơm rạ sẽ thành phân. Cách thứ hai là tưới trực tiếp chế phẩm đó lên mặt ruộng vừa cày bừa. Cách này chỉ khoảng 10-15 ngày là rơm rạ đã phân hủy hết thành phân”.

Theo tính toán, cứ 1 tấn phân ủ sẽ thu được 10kg đạm, 9,5kg lân, 21 kg kali, sau khi trừ mọi chi phí thì thu lãi được 235.000 đồng/tấn rơm rạ. Việc dùng phân bón hữu cơ này giúp giảm đáng kể lượng phân hoá học, lại tăng độ phì nhiêu cho đất, do đó tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, phân bón được tạo ra từ phương pháp ủ bằng chế phẩm này có đặc điểm là không mùi và thân thiện với môi trường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem