Ấn tượng chuyển đổi số phát triển giao thông xanh, thông minh, hiện đại ở quốc gia này

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 15/02/2022 07:10 AM (GMT+7)
Giao thông vận tải cần đóng vai trò hàng đầu trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc để hỗ trợ tốt hơn cho các chiến lược quốc gia lớn, sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung.
Bình luận 0

Trung Quốc đang tìm cách đạt được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực giao thông vận tải trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-25) trong bối cảnh có nhiều động lực lớn hơn để thúc đẩy sự phát triển giao thông xanh, thông minh và chất lượng cao về lâu dài. Việc phát triển giao thông vận tải toàn diện hiện còn mất cân đối và bất cập, do đó cần phải đẩy mạnh phát triển giao thông vận tải chất lượng cao.

"Trung Quốc sẽ nỗ lực cải thiện các mạng lưới giao thông chính, xây dựng các trung tâm giao thông toàn diện đa tầng và tích hợp, xây dựng một hệ thống giao thông thông minh có khả năng cạnh tranh toàn cầu và thúc đẩy chuyển đổi số thông minh, kỹ thuật số, tăng cường kết nối mạng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước", Luo Guosan, Giám đốc Cục Phát triển Cơ sở hạ tầng, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Lĩnh vực giao thông xanh, thông minh được coi là mục tiêu chính. Ảnh: @AFP.

Lĩnh vực giao thông xanh, thông minh được coi là mục tiêu chính. Ảnh: @AFP.

Đến năm 2025, hệ thống giao thông toàn diện sẽ chứng kiến sự phát triển đồng bộ, có những bước tiến đáng kể trong phát triển xanh và thông minh, mạng lưới cơ sở vật chất được cải thiện và dịch vụ vận tải hiệu quả hơn. Hơn 95% các thành phố với dân số trên 500.000 người sẽ được bao phủ bởi mạng lưới đường sắt cao tốc, với các chuyến tàu có tốc độ tối đa 250 km / h và nhanh hơn. Đến năm 2035, cơ bản hoàn thành mạng lưới giao thông toàn diện quốc gia hiện đại, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, xanh, thông minh, tiên tiến và đáng tin cậy.

Theo ước tính, đầu tư vào giao thông vận tải năm 2021 đã tăng 3,1% lên 3,58 nghìn tỷ nhân dân tệ (564 tỷ USD) ở Trung Quốc so với năm trước đó, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân. Theo quy hoạch mới, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc sẽ tạo ra một cú hích lớn để thúc đẩy phát triển cân bằng, cải thiện hệ thống đầu mối giao thông, tối ưu hóa cơ cấu giao thông vận tải và nâng cao hiệu quả của mạng lưới giao thông toàn diện.

Chính quyền sẽ đặt ra mục tiêu phục vụ tốt hơn cho các chiến lược khu vực chính của Trung Quốc và các chiến lược phát triển phối hợp trong khu vực. Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4 cụm sân bay đẳng cấp thế giới tại khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, khu vực đồng bằng sông Dương Tử, khu vực vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao và vòng tròn kinh tế Thành Đô-Trùng Khánh. Trọng tâm là tiếp tục đảm bảo an toàn hàng không và thúc đẩy phát triển hàng không dân dụng thông minh kết hợp với chuyển đổi số.

Đến năm 2025, hệ thống giao thông toàn diện sẽ chứng kiến sự phát triển đồng bộ, những bước tiến đáng kể trong phát triển xanh và thông minh, mạng lưới cơ sở vật chất được cải thiện và dịch vụ vận tải hiệu quả hơn. Ảnh: @AFP.

Đến năm 2025, hệ thống giao thông toàn diện sẽ chứng kiến sự phát triển đồng bộ, có những bước tiến đáng kể trong phát triển xanh và thông minh, mạng lưới cơ sở vật chất được cải thiện và dịch vụ vận tải hiệu quả hơn. Ảnh: @AFP.

Giao thông vận tải cần đóng vai trò hàng đầu trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc để hỗ trợ tốt hơn cho các chiến lược quốc gia lớn và sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung. Chuyển đổi theo hướng đổi mới hơn, số hóa và hệ thống tích hợp, với lý do hệ thống giao thông vận tải của đất nước hiện vẫn phát triển không cân đối và chưa tương xứng.

Nước này cũng sẽ mở rộng mạng lưới giao thông bao phủ ở các khu vực phía Tây, cải thiện điều kiện giao thông ở các khu vực biên giới và thúc đẩy sự kết hợp của giao thông thành thị và nông thôn. Các nỗ lực sẽ được thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của hệ thống giao thông thông minh bằng cách trao quyền cho hệ thống này kết hợp và vận hành hiệu quả, mạnh mẽ với cơ sở hạ tầng thông minh và thiết bị tiên tiến.

Nước này cũng sẽ mở rộng phạm vi phủ sóng của các thiết bị giao thông car-bon thấp, tập trung vào việc xây dựng các cơ sở thu phí tại các trạm trung tâm và các khu vực dịch vụ đường cao tốc. Trong giai đoạn này, cả nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển chất lượng dịch vụ vận tải để đáp ứng nhu cầu đa dạng và mong đợi của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Theo báo cáo của OpenGov Asia, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ carbon thấp cho một thế giới hạn chế carbon. Trung Quốc ngày nay là quốc gia phát thải khí đốt nhiều nhất thế giới, chiếm khoảng 28% tổng lượng khí thải toàn cầu.

Sách trắng cũng cho thấy các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp Trung Quốc cắt giảm hơn 35 tỷ tấn khí thải carbon vào năm 2060, năm mà quốc gia này cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Ít nhất 70% lượng carbon cắt giảm của Trung Quốc sẽ liên quan đến các công nghệ AI vào năm 2060. Sách trắng được phát hành bởi công ty nghiên cứu International Data Corporation (IDC) khi đi sâu nghiên cứu cách các công ty công nghệ Trung Quốc đã và đang dần đi sâu vào công nghệ AI trong những năm gần đây.

Bài báo cũng ước tính rằng công nghệ điện toán đám mây đã giúp thế giới giảm lượng khí thải carbon tương đương với mức 26 triệu ô tô có thể thải ra vào năm 2020. Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đạt đỉnh giảm lượng khí thải carbon vào năm 2030 và đạt được mức độ trung hòa carbon tuyệt đối vào năm 2060. Nước này đã áp dụng một loạt các chính sách biện pháp và hành động để thúc đẩy giảm phát thải carbon bất chấp những thách thức kinh tế. Trung Quốc cũng đã đưa ra các hướng dẫn mới về giảm thiểu carbon với các công nghệ như dữ liệu lớn, AI và 5G.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem