Với phương châm sống không dựa vào con cái, nhiều người già ở Thủ đô vẫn lao động để nuôi sống bản thân. Bên cạnh đó cũng có những người sống không nhà, không cửa phải lang thang khắp tuyến phố ở Thủ đô để mưu sinh.
Cụ bà Lê Thị Nhâm đã 80 tuổi, hằng ngày vẫn bán báo kiếm tiền trên phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm). Sáng cụ bán báo trên phố, chiều cụ đi giao báo cho khách đã đặt trước.
Cụ Nhâm đã bán báo dạo được hơn 10 năm nay, cụ có nhà và các con cháu sinh sống ở quận Hoàn Kiếm, cụ có lương hưu nhưng phương châm sống của cụ là không dựa vào con cháu. “Tuổi đã cao, tóc đã bạc, lưng đã còng nhưng đôi mắt tôi vẫn còn nhìn khá rõ, vẫn đọc được chữ nhỏ trên mặt báo”, cụ Nhâm chia sẻ.
Mài dao dạo hơn 10 năm nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Đức Phương (65 tuổi) cho biết, công việc này không chỉ giúp tôi sống tốt mà còn là niềm vui trong cuộc sống. Ngày nào nhiều việc, ông có thể kiếm được 200.000 đồng.
Ngồi bán dạo ven Hồ Gươm trước cổng đền Ngọc Sơn có hai cụ bà bị khiếm thị. Bà Hòa tóc đã bạc (65 tuổi) cho biết, bán dạo đã 18 năm nay ở Hà Nội, bị khiếm thị nhưng bà không muốn là gánh nặng cho xã hội.
Tóc đã bạc trắng, ông Cường vẫn hằng ngày cắt tóc dưới gầm cầu đường sắt trên phố Hàng Giấy. “Nhà tôi cách đây mấy bước, tôi cắt ở đây nhiều năm nay rồi. Tôi theo nghề của bố tôi, đến bây giờ vẫn gắn bó với nghiệp cắt tóc này. Ngày cũng kiếm được gần 200.000 đồng, đa số là khách quen. Làm việc khiến mình sống khỏe, có ích cho xã hội, giảm gánh nặng cho con cháu”.
“Ở nhà chắn lắm, ra phố làm xe ôm cho cuộc sống đỡ nhàm chán. Nếu không lao động lại sinh nhiều bật tật”, ông Phạm Quang Tuấn (65 tuổi, Hà Nội) bộ đội về hưu cho biết.
Ngày ngày đẩy xe hàng bán xôi chè trên phố Trần Qúy Cáp, bà Sửu tâm sự: "Tôi bán hàng này hơn 30 năm nay rồi, tuổi đã cao nhưng tôi vẫn muốn lao động, bán hàng đến khi nào không đi được nữa mới thôi. Đến tuổi này, tiền không quan trọng lắm với tôi nhưng tìm niềm vui trong cuộc sống là điều quan trọng nhất".
Thời tiết Hà Nội những ngày này nắng nóng nhưng bà Thảo (72 tuổi) vẫn ngồi cả ngày bán bánh mỳ ở phố Hàng Chiếu. “Tôi bán bánh mỳ đã lâu lắm rồi, chả nhớ từ năm nào, giờ tuổi đã cao, có nhà mặt phố nhưng mỗi người một việc, tôi không muốn phụ thuộc vào con cháu”.
Sống lang thang ở Hà Nội từ ngày còn trẻ, cụ Nguyễn Thị Ái Liên (SN 1932) hằng này bán quần áo dạo ở gần bốt Hàng Đậu, tối về ngủ ở chợ Đồng Xuân, cụ tâm sự: "Tôi quê Hải Phòng nhưng bỏ đi 50 năm nay, bố mẹ đã qua đời hết, giờ chỉ có anh em họ ở quê. Trước kia làm thuê, già tôi chuyển qua bán quần áo dạo".
Cụ Ái vừa nhờ người chụp cho tấm ảnh sau đó đóng khung, bên trong có mẩu giấy nghi lời nhắn của bà, mong mọi người, chính quyền giúp đỡ nếu nếu chẳng may bà nhắm mắt xuôi tay.
Trên phố Thủ đô, không khó bắt gặp những hình ảnh người già, tóc bạc phơ vẫn miệt mài mưu sinh. Từ bán nước ven đường...
...đến công việc chân tay khá nặng nhọc.
Nhiều cụ ông, cụ bà lao động vì niềm vui nhưng có những cụ ông, cụ bà bắt buộc phải lao động để sinh tồn giữa Thủ đô. Hình ảnh cụ ông mướt mồ hôi đạp xích lô trên phố Đinh Tiên Hoàng trong nắng nóng.
Cụ bà ngủ ngục giữa trưa hè trên phố Hà Nội.
Nhà mặt tiền phố cổ, chỉ cần cho thuê cũng được khá tiền nhưng ông Hùng quyết giữ cái nghề truyền thống cha ông để...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.