Phương tiện giao thông trên phố Tràng Tiền xưa thưa thớt người qua lại (ảnh tư liệu) và nay là cảnh tắc đường ở khắp mọi nơi.
Một thời xe kéo tay trên phố (ảnh tư liệu). Ngày nay xe kéo tay hầu như đã “tuyệt chủng” thay vào đó là các phương tiện khác như xe ôm, taxi.
Những chiếc xích lô ngày xưa, một hình ảnh vốn đã thân thuộc và gắn bó với nhiều thế hệ, đây là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam (ảnh tư liệu). Ngày nay xe xích lô hầu như chỉ dành riêng để phục vụ khách du lịch nước ngoài có nhu cầu tham quan phố cổ.
Mấy chục năm trước, chiếc xe đạp trị giá cả cây vàng, được cấp giấy chứng nhận sở hữu, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà (ảnh tư liệu). Hiện nay cả nước có hơn 46,5 triệu xe máy, tính trung bình cứ 2 người dân Việt Nam thì có 1 chiếc xe máy.
Tàu điện ngầm leng keng, một nét văn hóa rất riêng thời bao cấp (ảnh tư liệu). Ngày nay, hình ảnh tàu điện ngầm chỉ còn lại trong ký ức, thay vào đó là hàng trăm tuyến xe buýt len lỏi mọi ngõ ngách ở Thủ đô.
Giao thông tại khu phố cổ Hà Nội xưa (ảnh tư liệu). Và nay, chỉ có duy nhất sáng mùng 1 Tết mới có lại khung cảnh đường phố Hà Nội vắng vẻ và bình yên đến vậy.
Ngày xưa người dân chủ yếu sử dụng xe thồ, xe cải tiến làm phương tiện vận chuyển hàng hóa với con người làm sức kéo (ảnh tư liệu). Ngày nay, xe kéo tay hầu như đã không còn được sử dụng thay vào đó là xe ba gác, xe máy chở hàng cồng kềnh trên phố.
CSGT điều tiết giao thông trên phố ngày xưa (ảnh tư liệu) và ngày nay.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902. Những năm 80 và trước đó, cầu chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ (ảnh tư liệu). Ngày nay, Hà Nội có tới 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Gồm: cầu Long Biên, Chương Dương, Thăng Long, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thịnh và cầu Nhật Tân mới được xây dựng và đưa vào sử dụng 2 năm nay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.