Ảnh: Ngắm trận địa pháo cổ “khủng” nhất Đông Dương

Đông Thịnh Thứ hai, ngày 17/04/2017 00:25 AM (GMT+7)
Hơn 100 năm trước, trên các đỉnh núi ở Vũng Tàu, người Pháp lập trận địa với hàng chục khẩu đại pháo lớn nhất Đông Dương nhằm phát triển tuyến phòng thủ ven biển.
Bình luận 0

img

Sau khi chiếm được Nam Kỳ (1862), thực dân Pháp đã phát triển tuyến phòng thủ ven biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Từ năm 1895, một trận địa với hàng chục khẩu đại pháo lớn nhất Đông Dương được thực dân Pháp thiết lập trên các ngọn núi ở Vũng Tàu.

img

Hệ thống trận địa pháo cổ hơn 20 khẩu trọng pháo, phân chia thành ba cụm: Trận địa pháo núi Lớn, trận địa pháo núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và trận địa pháo Cầu Đá.

img

Ở trận địa pháo núi Lớn được xây dựng từ năm 1885 kéo dài trong vòng 15 năm. Các khẩu trọng pháo được đặt ở độ cao 100m so với mực nước biển trong khuôn viên rộng hơn 1 ha.

img

Trận địa pháo gồm 6 khẩu trọng pháo do Pháp chế tạo từ năm 1872-1876 đặt trên bệ, bố trí theo hình vòng cung, mỗi khẩu cách nhau 17,5m, với trọng lượng là 15 tấn/khẩu, được đặt trên mâm pháo có thể quay 3600 và nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ vào hệ thống đĩa có răng cưa gắn với bệ pháo cố định.

img

 Những khẩu pháo đều hướng ra biển. Phía sau mỗi khẩu pháo đều có hầm chứa đạn và hệ thống giao thông hào liên kết với các cỗ pháo khác xung quanh là hệ thống kho đạn và hầm pháo thủ.

img

Tuyến phòng thủ ven biển thứ hai nằm trên Núi Nhỏ với 11 khẩu đại pháo, mỗi khẩu có trọng lượng 2 tấn. Trận địa pháo này cũng thuộc một trong ba trận địa tạo thành tuyến phòng thủ Vũng Tàu của người Pháp được xây dựng cùng thời điểm với trận địa pháo Núi Lớn. Trận địa pháo này gồm 3 cụm:Cụm thứ nhất: ngay dưới chân tượng Chúa Kitô, cụm này có 3 khẩu pháo ở độ cao 136m so với mực nước biển.

img

 Cụm thứ hai đặt tại ngọn hải đăng có 5 khẩu pháo ở độ cao 91m so với mực nước biển, 5 cỗ pháo này có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn.

img

Những cỗ pháo này được bố trí thành hai ụ cách nhau 20m

img

img

Cụm này nằm cách cụm pháo thứ nhất 300m về phía Bắc, hiện nay còn lại 4 khẩu, (1 khẩu chỉ còn lại mâm pháo do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh).

img

 Cụm thứ 3 khẩu đại pháo cùng kiểu dáng, ở độ cao 90m so với mực nước biển. 3 cỗ pháo này có cỡ đạn bằng nhau là 140mm. Cụm này nằm cách cụm thứ hai 300m

img

img

Ở trận địa pháo Cầu Đá được xây dựng cuối thế kỷ XIX nằm ở phía bắc núi Nhỏ ở độ cao 15 m, gồm 4 khẩu pháo cỡ đạn 240mm, nòng dài 5,5m bố trí theo hình cánh cung nòng hướng ra biển. Hiện này những khẩu pháo ở trận địa này đã nằm trong khu dân cư.

img

 Ngày 18.1.1993, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng trận địa pháo cổ thành Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem