40 năm sau ngày giải phóng, TP.HCM nhanh chóng tìm ra mọi biện pháp để khắc phục hậu quả sau chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị.
TP.HCM ngày nay đã hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với thế giới. Mỗi năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố luôn gấp từ 1,6 đến 1,7 lần so với cả nước, đóng góp hơn 30% ngân sách quốc gia. Số hộ nghèo và cận nghèo ở TPHCM luôn ở mức rất thấp, tổng sản phẩm quốc nội luôn chiếm ở mức khoảng 21%.
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 đã khởi công
Một trong những thành tựu cơ bản là các công trình xây dựng hạ tầng đô thị, nhất là các công trình giao thông quy mô lớn như: Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Xa lộ Hà Nội, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tân Hóa – Lò Gốm…
Bà Nguyễn Thị Thường (56 tuổi, quận 10) vui mừng nhận xét: Thành phố thay đổi nhiều quá. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên, đường xá thông thoáng, kênh rạch giảm ô nhiễm. "Trước kia tôi muôn đi quận 2 phải đi đường vòng và tốn khá nhiều thời gian, nhưng giờ chỉ cần qua khỏi hầm Sài Gòn là đã tới quận 2 rồi”, bà Thường nói.
Ngồi trên ghế đá trong công viên Tao Đàn (quận 1) nghỉ mệt sau khi tập dưỡng sinh, cụ Trần Khôi (78 tuổi) nói: “Sau ngày giải phóng, thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh. Tôi nghĩ phải lâu lắm mới khôi phục được. Nhưng giờ TP.HCM đã trở thành một thành phố kinh tế, đầu tàu của cả nước”.
Sau 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP.HCM có bước chuyển mình vượt bậc. Nhiều công trình giao thông được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Hầm Thủ Thiêm nối đôi bờ quận 1 và quận 2
Cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị.
Đường phố thông thoáng, sạch đẹp với nhiều mảng xanh.
Nhiều công trình, nhà cao tầng mọc lên tại thành phố mang tên Bác.
Đại lộ Võ Văn Kiệt cùng với đại lộ Phạm Văn Đồng là 2 tuyến đường giải quyết đáng kể tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông của thành phố.
Các tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Bến Nghé – Tàu Hủ được cải tạo đang dần hồi sinh từng ngày
Cầu Phú Mỹ và cầu Bình Lợi 2 được đưa vào sử dụng giúp năng lực lưu thông được tăng cao, vận chuyển hàng hóa được nhanh hơn.
Cầu Thủ Thiêm 2, cây cầu dây văng đẹp nhất trong tương lai không xa của TP.HCM. Hiện dự án xây dựng cầu đã được khởi công.
Cầu vượt Cát Lái trên xa lộ Hà Nội
Quận 1 hướng nhìn từ quận 2 sang
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Nhiều mảng xanh giữa lòng Sài Gòn
Vui lòng nhập nội dung bình luận.