Ô nhiễm môi trường từ quá trình công nghiệp hóa đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân tại các thành phố và vùng nông thôn ở Bangladesh. Các nhà máy xả nước thải ô nhiễm thẳng xuống dòng sông, ảnh hưởng tới các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng và khu canh tác nông nghiệp. Công nhân thường mắc bệnh hen suyễn do hít phải khí độc hại trong quá trình làm việc.
Ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường, Bangladesh là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đất nước này thường xuyên phải hứng chịu thiên tai như lũ lụt, lở đất và hạn hán.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống của người dân ở Bangladesh do nhiếp ảnh gia Probal Rashid ghi lại:
Hai phụ nữ Bangladesh trở về ngôi làng của họ sau khi thu nhặt rác tái chế như vỏ chai nhựa và vải vụn để bán lấy tiền.
Người dân phải sống ngay cạnh những đống rác thải và dòng kênh ô nhiễm nặng tại khu công nghiệp Hazaribagh ở thành phố Dhaka.
Nông dân phải cấy thay thế những cây lúa chết do nước thải ô nhiễm. Do thiếu nguồn nước sạch, một số nông dân ở Bangladesh phải sử dụng nước thải công nghiệp để tưới cho lúa.
Công nhân của các xưởng tái chế rửa rác chứa hóa chất dưới sông trước khu đưa đi tái chế.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ôxít sắt đen. Đây là một trong những nghề nghiệp độc hại nhất ở Bangladesh.
Công nhân phơi khô ôxít lỏng tại một nhà máy sản xuất ôxít sắt đen.
Bé gái Ayesha, 13 tuổi, dành 8 đến 10 giờ mỗi ngày để lao động chân tay. Tình trạng nghèo đói khiến nhiều gia đình ở Bangladesh phải gửi con của họ đi làm thường là tại những nơi có môi trường ô nhiễm và độc hại như bãi rác hay công trường xây dựng.
Shahidullah, 15 tuổi, làm việc tại một nhà máy sản xuất ôxít sắt đen ở Gazipur.
Bàn chân của một công nhân làm việc tại xưởng thuộc da ở thành phố Hazaribagh.
Bangladesh là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đất nước này thường xuyên phải hứng chịu thiên tai như lũ lụt, lở đất và hạn hán.
Các nhà máy xả nước thải chưa xử lý xuống dòng sông Buriganga ở thành phố Dhaka.
Người dân tập trung để lấy nước sạch tại nhà máy xử lý nước Reverse Osmosis do một tổ chức phi chính phủ tài trợ ở Satkhira.
Rani Begum, 15 tuổi, đứng cạnh đứa con nhỏ đang nằm ngủ trên võng ở Shyamnagar. Cô kết hôn từ khi lên 12 tuổi vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo.
Abdullah, 15 tuổi, được đưa tới bệnh viện cấp cứu sau khi bị ốm nhiều ngày. Những bệnh liên quan tới nước như tiêu chảy, kiết lỵ và da rất phổ biển ở vùng Satkhira.
Người đàn ông ngủ trong ngôi nhà tạm được làm bằng tre và những tấm nhựa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.