Ánh trăng sáng đã đổi sang màu đỏ cam khi diễn ra hiện tượng nguyệt thực.
Đúng như dự báo của giới thiên văn học, rạng sáng 28/7, hiện tượng nguyệt thực toàn phần đã xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất khỏi ánh sáng của Mặt Trời. Tại Việt Nam, nhiều người yêu thiên văn đứng ở các khu vực có thời tiết thuận lợi đã có thể quan sát trọn vẹn hiện tượng thiên văn hiếm gặp này.
Mặt Trăng sáng rực đang rọi sáng Trái Đất về đêm. Trước khi các giai đoạn của hiện tượng nguyệt thực diễn ra, mây trắng kèm một quầng hào quang dạng 7 sắc cầu vồng (hay còn gọi là quầng Mặt Trăng) đã xuất hiện trông rất đẹp mắt, nhưng nó lại tan biến rất nhanh sau đó.
Mặt Trăng trước khi xảy ra nguyệt thực.
Từ 0h14 rạng sáng 28/7, Mặt Trăng đã đi vào vùng bóng nửa tối. Giai đoạn này kéo dài 70 phút khiến màu sắc của Mặt Trăng có sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi màu sắc là rất nhỏ nên khó nhận ra.
Đến 1h24, pha một phần bắt đầu diễn ra. Ở giai đoạn này, Mặt Trăng tối dần đi do bị Trái Đất che khuất khỏi ánh sáng của Mặt Trời.
Quan sát bằng thiết bị hỗ trợ hay mắt thường đều có thể nhận thấy phần Mặt Trăng bị che khuất không còn sáng rực như trước, mà nó sẽ có sắc cam lai đỏ; trong khi phần Mặt Trăng còn lại vẫn có ánh sáng chói lóa.
Đỉnh điểm của hiện tượng nguyệt thực toàn phần là khi diễn ra pha toàn phần.
Theo đó, bắt đầu từ 2h30 kéo dài cho tới 4h13, toàn bộ Mặt Trăng đã nhuộm màu đỏ cam trông khá lạ mắt.
Khi kết thúc pha toàn phần lúc 4h13, Mặt Trăng dần ló dạng và trở nên sáng dần lại - giai đoạn này được gọi là nguyệt thực nửa tối. Toàn bộ quá trình nói trên kết thúc lúc 6h28 cùng ngày.
Google đã phân tích số liệu các lượt tìm kiếm tại Việt Nam để công bố top 10 từ khóa “hot” nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.