Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm

Thảo Quyên Thứ hai, ngày 26/12/2022 09:31 AM (GMT+7)
Hồ Gươm (Hà Nội) được mệnh danh là “trái tim” của Thủ đô Hà Nội. Nơi này không chỉ là điểm đến yêu thích của du khách thập phương mà còn là nơi lưu giữ những nét đẹp cổ kính làm rung động lòng người.
Bình luận 0

Các công trình bằng đá xanh quanh khu vực Hồ Gươm. Thực hiện: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 2.

Nằm trong quần thể cụm di tích quanh Hồ Gươm, tượng vua Lê tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những pho tượng cổ thuộc vào loại hiếm ở Hà Nội. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 3.

Tượng được dựng trong một khuôn viên rộng lớn, từ ngoài vào trong gồm cổng, nhà phương đình và tượng đài. Phần trụ của tượng đài đặt trên một nền cao khoảng 0,8m, có bậc tam cấp dẫn lên, hai bên có tượng hổ chầu điêu khắc bằng đá, phía sau có bình phong. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 4.

Tượng vua Lê được đúc bằng đồng, cao khoảng 1,2 m, mình mặc áo hoàng bào, đầu đội mũ bình thiên, trong tư thế cầm kiếm uy nghiêm. Đây là hình ảnh gắn liền với truyền thuyết trả gươm báu cho thần Kim Quy. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thu Phương, ở quận Hoàn Kiếm cho biết, các công trình được xây dựng bằng đá xanh nhìn rất độc đáo và đẹp. Ngoài ra, tượng đài vua Lê Thái Tổ còn là một điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong hành trình khám phá Hồ Gươm. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 6.

Nằm tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội), đài phun nước Long Vân có lẽ không còn xa lạ với người dân Thủ đô bởi đây là nơi giao nhau của 5 tuyến phố: Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 7.

Công trình được xây dựng bằng đá gồm 3 tầng hình tròn, có từ khi người Pháp quy hoạch quảng trường bờ hồ năm 1954. Trước kia, nơi đây có vai trò như một "cột km số 0" của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 8.

Dù không hiện đại và có quy mô lớn như các hệ thống đài phun nước ngày nay nhưng đài phun nước Long Vân vẫn giữ một vai trò quan trọng trong lòng người dân Hà Nội, góp phần gia tăng vẻ đẹp, tính nghệ thuật của cả Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 9.

Nằm ở lối vào của đền Ngọc Sơn, dù chỉ là công trình nhỏ bé, không nguy nga, tráng lệ nhưng Tháp Bút lại mang trong mình ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật cao. Tháp được nhà nho Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm Tự Đức thứ 18 (năm 1865) với ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hiến nước nhà. Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 10.

Tháp được xây trên một gò đá, gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi có tên là Độc Tôn. Tháp dạng hình vuông, gồm tổng cộng 5 tầng, cao 28m. Đỉnh tháp có hình dạng một ngòi bút dựng ngược nên được gọi là Tháp Bút. Ở tầng thứ 3 của thân tháp có khắc theo chiều dọc ba chữ "Tả Thanh Thiên" nghĩa là "Viết lên trời xanh". Ảnh: Thảo Quyên.

Ba công trình bằng đá xanh quý "ẩn mình" quanh Hồ Gươm - Ảnh 11.

Dù đã hơn 150 tuổi, nhưng Tháp Bút đến giờ vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Với những giá trị về văn hoá, lịch sử to lớn, ngày nay, Tháp Bút luôn là một địa điểm tham quan nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng. Ảnh: Thảo Quyên.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem