Là khu vực chuyên canh nuôi thủy sản nước lợ, đây là nơi cung cấp chủ yếu các loại cua, tôm và đặc biệt là cá dìa cho địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nghề này là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân địa phương. Tuy nhiên, từ đầu tháng 4 đến nay, hàng trăm hộ dân nuôi cá lâm vào cảnh trắng tay do nạn cá chết hàng loạt mà chưa tìm ra được nguyên nhân.
|
Ông Hà Xuân Vạch kiểm tra và thu nhặt số cá chết trong hồ nuôi của mình. |
Theo UBND xã Phú Xuân, khu vực cá chết nhiều nhất tập trung chủ yếu ở 2 thôn tái định cư Lê Bình và Thủy Diện, nơi thực hiện phương pháp nuôi chắn sáo trên phá Tam Giang, với tỷ lệ cá chết lên đến 80-90%, các thôn còn lại lượng cá chết rải rác từ 40-60%.
Ông Hà Xuân Vạch- Chi hội trưởng Chi hội Nghề cá thôn Thủy Diện cho biết: “Từ khi tôi bắt đầu làm nghề nuôi cá đến nay, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt như thế này. Trung bình cứ mỗi ha nuôi, bà con thua lỗ đến gần 30 triệu đồng tiền cá giống, chưa kể công chăm sóc và thức ăn”. Cũng theo ông Vạch, cứ hộ dân nào có diện tích nuôi và thả giống lớn thì càng chịu thiệt hại nặng, trong đó có một số hộ điển hình như Trần Tám, Phan Lào, Hà Dũng... thiệt hại mỗi hộ đến hàng trăm triệu.
Trung bình cứ mỗi ha nuôi, bà con thua lỗ đến gần 30 triệu đồng tiền cá giống, chưa kể công chăm sóc và thức ăn”.
Ông Hà Xuân Vạch
Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết: “Sau khi phát hiện sự việc, UBND xã đã cùng với Chi cục Bảo vệ thủy sản tỉnh và các cấp trên tiến hành kiểm tra. Kết quả cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do một loài ký sinh trùng (chưa rõ tên, loài) gây hại cho cá hoành hành.
Bên cạnh đó, nhiều người nuôi cá cũng đã phát hiện ra loài ký sinh trùng này từ lâu, nhưng chưa bao giờ thấy xuất hiện tràn lan như đầu năm nay. UBND xã đã cho rải vôi, hay sử dụng chlorine để diệt khuẩn nhưng không mang lại hiệu quả. Các hộ nuôi nhìn cá chết mà không biết phải làm gì để ngăn chặn.
Theo thông tin từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế, hiện tượng cá chết hàng loạt ở xã Phú Xuân và các địa phương khác ven phá Tam Giang chủ yếu là do mật độ nuôi dày đặc, cộng thêm việc chuyển biến thời tiết ít mưa lũ, dẫn tới việc tạo điều kiện cho loài ký sinh trùng phát triển, hủy hoại đàn cá.
Anh Tuấn - Thành Hiệp
Vui lòng nhập nội dung bình luận.