Sáng 3/8, báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa diện rộng, kéo dài.
Vận hành hàng chục máy bơm
Cụ thể, lượng mưa lớn nhất đo được tại Láng là 39,6mm; lượng mưa nhỏ nhất đo được tại thị xã Sơn Tây là 10,6mm.
Bản tin của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ sáng 3/8 nhận định, từ nay đến ngày 4/8, Hà Nội sẽ tiếp tục có mưa, mưa vừa mưa to có nơi mưa rất to và dông. Trong cơn dông khả năng xảy ra gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của mưa kéo dài những ngày qua, mực nước trên các sông chính như: Đà, Hồng, Đuống, Đáy, Cầu, Cà Lồ, Tích… đều lên.
Sáng nay (3/8), các doanh nghiệp thuỷ lợi của Hà Nội vẫn đang tiếp tục vận hành 11 trạm bơm với 34 tổ máy bơm các loại (chủ yếu trên lưu vực sông Nhuệ), tổng lưu lượng 65.500m3/h, phục vụ công tác tiêu úng.
Tuy nhiên, mực nước trên tất cả các sông qua địa bàn Hà Nội đều đang dưới báo động 1 từ 4 - 16m. Tương tự, mực nước các hồ chứa thuỷ lợi cũng chưa vượt mức thiết kế.
Đáng chú ý, mưa kéo dài khiến nhiều diện tích nông nghiệp tại khu vực ngoại thành đang có mực nước lên khá cao.
Sáng nay (3/8), các doanh nghiệp thuỷ lợi của Hà Nội vẫn đang tiếp tục vận hành 11 trạm bơm với 34 tổ máy bơm các loại (chủ yếu trên lưu vực sông Nhuệ), tổng lưu lượng 65.500m3/h, phục vụ công tác tiêu úng.
Báo cáo cũng cho biết, bước đầu đã ghi nhận thiệt hại về đê điều do bão gây ra. Theo đó, 1 sự cố đê điều xảy ra tại huyện Thường Tín.
Cụ thể, tại vị trí K94+300 đến K94+500 đê hữu Hồng thuộc xã Tự Nhiên đã xảy ra sự cố sạt lở cách đê sông Hồng 500m và cách chân đê bối xã Tự Nhiên 120m. Chiều dài sạt lở khoảng 140m tại 3 vị trí, tạo thành vách dựng đứng có chiều cao từ 3 - 5m. Trong đó, có 1 vị trí sạt lở sát vào móng công trình phụ của 1 hộ dân.
Cây xanh đổ ngổn ngang trên phố
Theo Trung tâm Dự báo KTTV T.Ư, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa to đến rất to. Cảnh báo đợt mưa này có khả năng gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành từ 0,3m đến 0,5m như:
Quận Đống Đa: Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Thái Hà, Chùa Bộc; quận Ba Đình: Quan Thánh, Đội Cấn, ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, ngã tư Ngọc Hà- Lê Hồng Phong; quận Hoàn Kiếm: Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Phan Bội Châu.
Cây xanh đổ trên phố Vũ Tông Phan (Cầu Giấy, Hà Nội).
Quận Hoàng Mai: phố Lê Trọng Tấn, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Định Công, Linh Đàm, Khu vực bến xe phía Nam (đường Giải Phóng); quận Tây Hồ: Thụy Khuê, Trích Sài; quận Hai Bà Trưng: Phố Minh Khai, Lạc Trung, Nguyễn Khoái.
Quận Thanh Xuân: Nguyễn Xiển, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Quan Nhân; quận Cầu Giấy: Trần Bình, Hoa Bằng, Yên Hòa, Phan Văn Trường, Lê Văn Lương; quận Nam Từ Liêm: Đỗ Đức Dục, Đại Lộ Thăng Long; quận Bắc Từ Liêm: Xuân Đỉnh, Tân Xuân.
Ghi nhận của PV cho thấy, nhiều tuyến phố ở Hà Nội xuất hiện cây xanh bật gốc, gãy, đổ như Vũ Tông Phan, Định Công, Đội Cấn,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.