Năm mới âm lịch là thời điểm bận rộn nhất ở làng hương của Việt Nam, nơi hàng trăm công nhân đang làm việc vất vả, phơi khô và cắt vỏ cây tre để làm những cây gậy thơm. (Nguồn: AFP)
Nét đặc trưng sản phẩm nhang Việt Nam là bột hương được làm từ 2 hỗn hợp chính: Bột quế, trấu và mùn cưa. (Nguồn: Indian Times)
Theo Cụ Năm (68 tuổi), ngày xưa máy móc chưa có, người se nhang đều làm bằng tay. Giờ thì rất ít người se nhang bằng tay, thường người ta dùng máy se cho nhang, mà các cây nhang cũng đều và đẹp hơn. (Nguồn: Indian Times)
Những cây nhang được phơi mình dưới nắng xuân. (Nguồn: Channel News Asia)
Doanh số bán nhang thường tăng rất cao trước và trong dịp Tết Nguyên đán, khi người dân đổ về các chùa chiền để thắp hương hoặc thờ cúng ông bà tổ tiên tại gia đình. (Nguồn: AFP)
Gần như tất cả mọi nhà trong làng nghề đều bận rộn sản xuất hương phục vụ tết. (Nguồn: AFP)
Năm nay thời tiết thuận lợi hơn, nhiều gia đình tận dụng khoảng thời gian này để tăng cường sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung cho dịp Tết Kỷ Dậu 2019.
Các bà, các chị tất bật se nhang cho kịp thời gian. (Nguồn: Channel News Asia)
Tất bật "chạy đua" với những ngày cận Tết. (Nguồn: AFP)
Tại làng Quảng Phú Cầu ở ngoại ô Hà Nội, các gia đình ở đây đã làm nghề se nhang hơn một thế kỷ. (Nguồn: AFP)
Một người dân làng nghề Việt Nam đang nhuộm nhang tre tại một xưởng ở làng Quảng Phú Cầu. (Nguồn: Indian Times)
Bán nhang dịp tết có thể giúp người dân thu nhập được 430 USD/người/tháng (gần 10 triệu VND) thời điểm trước tết. (Nguồn: Indian Times
“Làm nhang dịp tết mang lại nhiều lợi nhuận hơn là đi làm công nhân tại các nhà máy lân cận.” Chị Hoa, làng Quảng Phú Cầu cho biết. (Nguồn: Indian Times)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.