Bất ngờ di vật trong mộ Trương Phi khiến hậu thế sửng sờ, càng kính phục ông

Minh Nhật Chủ nhật, ngày 11/07/2021 21:30 PM (GMT+7)
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, thời kỳ Tam Quốc được xem là vô cùng đặc biệt, vô vàn anh hùng đã nổi lên trong giai đoạn loạn lạc này, chẳng hạn như Trương Phi.
Bình luận 0
Bất ngờ di vật trong mộ Trương Phi khiến hậu thế sửng sờ, càng kính phục ông - Ảnh 1.

Trương Phi là danh tướng thời Tam Quốc.

Trương Phi (163-221) là một danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Trương Phi cùng Lưu Bị và Quan Vũ kết bái huynh đệ ở vườn đào. Ông là em út trong 3 người.

Mô tả về Trương Phi, La Quán Trung viết: “Tiếng vang như sấm, chạy nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi, lấy thủ cấp tướng giặc trong muôn quân như lấy đồ trong túi…”.

Theo Sohu, nhắc đến Trương Phi trong thời Tam Quốc, ấn tượng đầu tiên của mọi người là ông liều lĩnh, nóng nảy, bộc trực. Trong ba anh em, Lưu Bị đại diện cho trí tuệ, Quan Vũ đại diện cho lòng trung thành, Trương Phi đại diện cho sự liều lĩnh. Vì thế ấn tượng trong dân gian về Trương Phi là vị danh tướng này chủ yếu chỉ có võ dũng mà ít học.

Bất ngờ di vật trong mộ Trương Phi khiến hậu thế sửng sờ, càng kính phục ông - Ảnh 2.

Bởi những mô tả có phần hư cấu trong các tác phẩm văn học, Trương Phi trong ấn tượng của người đời là võ tướng ít học.

Chính vì võ dũng, nóng nảy mà ông đã chuốc họa sát thân. Cụ thể, do nôn nóng báo thù cho người anh em kết nghĩa Quan Vũ bị quân Đông Ngô hại nên ông thường đánh đập quân sĩ. Trong đó có hai tên hạ quan dưới trướng ông là Trương Đạt và Phạm Cương. Hai kẻ này được giao nhiệm vụ may quân trang cờ xí màu trắng cho toàn quân mặc để tang Quan Vũ trong cuộc tấn công báo thù quân Đông Ngô. Tuy nhiên, 2 người này đã không thể hoàn thành nhiệm vụ này. Sợ bị Trương Phi chém đầu, họ đã nhân một đêm ông say rượu ngủ say mà đâm ông chết.

Tuy nhiên, sau khi ngôi mộ của Trương Phi được khai quật ở Tứ Xuyên, những di vật trong mộ đã tiết lộ một khía cạnh khác của Trương Phi khiến hậu thế sửng sờ, càng thêm kính phục ông.

Các chuyên gia cho rằng, việc khai quật được di vật này sẽ thay đổi hoàn toàn nhận thức lịch sử trước đây về Trương Phi. 

Vậy đó là di vật nào? Theo đó, trong quá trình khai quật mộ Trương Phi, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều tác phẩm thư pháp do chính Trương Phi viết. Trong các nghiên cứu lịch sử trước đây, có một số di tích văn hóa cũng sao chép chữ viết tay của Trương Phi.

Tuy nhiên, so với các tác phẩm gốc trong lăng mộ của Trương Phi thì các di tích văn hóa sao chép đã được biết trước đó đương nhiên không phản ánh được đầy đủ trình độ thư pháp của danh tướng này.

Trong ngôi mộ cổ của Trương Phi có một tấm bia đá do ông viết. Qua phân tích thư pháp trong lăng mộ của Trương Phi có thể thấy nét chữ của Trương Phi vô cùng độc đáo. Nét chữ của ông có sức mạnh và uy lực mà ít người trong cả thời Tam Quốc có được. Nhìn chung, nhờ di vật này, các nhà nghiên cứu nhận định Trương Phi sở hữu trình độ thư pháp rất cao, hoàn toàn không phải là kẻ thô kệch ít học.

Trong xã hội cổ đại, người có thể viết chữ đẹp đều có trình độ văn hóa cao. Bất cứ ai luyện viết thư pháp đều biết rằng thư pháp cổ đại rất khó học. Nếu không có nền tảng học vấn nhất định sẽ rất khó viết. Trong văn bia của Trương Phi, kinh nghiệm sống của ông được mô tả khá chi tiết. 

Bất ngờ di vật trong mộ Trương Phi khiến hậu thế sửng sờ, càng kính phục ông - Ảnh 3.

Khai quật mộ Trương Phi ở Tứ Xuyên.

Theo ghi chép, điều kiện gia đình của Trương Phi tương đối tốt. Từ nhỏ ông đã được bố mẹ cho học về văn hóa và thư pháp. Trương Phi viết chữ rất đẹp và thậm chí còn là một họa sĩ. Ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân. Khi Lưu Bị khởi binh, Trương Phi đã mang tài sản tới đầu quân dưới trướng Lưu Bị. Từ quyết định này có thể thấy Trương Phi là người có tài chính trị nhất định, có tầm nhìn xa nhất định trong việc nghiên cứu tình hình Tam Quốc. Mà Lưu Bị nhờ có Trương Phi và sự hậu thuẫn kinh tế từ vị danh tướng này mới có thể thuận lợi đoạt được thiên hạ. 

Như vậy, khác với hình ảnh một kẻ liều lĩnh, ít học, sinh ra trong gia đình cơ bản trong các tác phẩm văn học phần lớn là hư cấu nhưng lại in sâu vào tâm trí người đời, Trương Phi ngoài đời thực vốn văn võ song toàn, có tầm nhìn xa trông rộng. Theo Sohu, lý do khiến hình tượng Trương Phi bị hư cấu thành ít học, liều lĩnh, nóng nảy, bộc trực trong các tác phẩm văn học thực ra là dụng ý của tác giả để làm nổi bật hình ảnh khôn ngoan, mưu trí của Lưu Bị, hay sự điềm tĩnh, trung thành của Quan Vũ.

Điều này cho thấy, chúng ta không thể chỉ dựa vào các tác phẩm văn học để hiểu lịch sử. Nếu bạn muốn tìm hiểu những câu chuyện lịch sử có thật thì phải tìm hiểu các di tích văn hóa và các tư liệu lịch sử khác nữa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem