• Về dài hạn, phân bón hỗn hợp NPK chất lượng cao được xác định là động lực tăng trưởng chủ yếu đối với ngành phân bón vô cơ Việt Nam. Thế nên, không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp (DN) sẵn sàng chi hàng chục triệu USD để đầu tư công nghệ mới dù khả năng “hấp thụ” NPK của thị trường được dự báo đã bão hòa.
  • (Bài 3): Khảo sát của phóng viên NTNN tại một số thị trường miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên cho thấy, hiện có 2 xu thế lựa chọn sử dụng phân bón. Thứ nhất, nông dân chọn mua các loại phân đơn tự “phối trộn” thành NPK. Thứ hai, chọn mua phân bón ngoại nhập hoặc từ các thương hiệu uy tín trong nước. Thị phần bị thu hẹp, doanh nghiệp (DN) phải xoay đủ đường để tồn tại.
  • Theo dự báo của ngành nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón NPK theo khối lượng tiêu thụ chỉ dao động ở mức 38 - 39% trong giai đoạn từ năm 2019-2021. Điều này càng khiến cho cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh NPK thêm khốc liệt.
  • LTS. Có rào cản gia nhập ngành thấp do vốn đầu tư ban đầu để xây dựng nhà máy và chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với nhà máy urê/NH3 hoặc các loại phân khoáng khác, trong khi đó, quy trình sản xuất rất đơn giản, chỉ cần phối trộn 3 loại phân đơn chứa N, P và K là xong, những điều này đang khiến cho thị trường phân bón NPK trở nên “báo nháo”, khó quản lý. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng sinh sôi, nảy nở…