Bầu Đức dạy cầu thủ đá bóng: Đá đẹp không đá láo

Thứ bảy, ngày 27/03/2021 09:10 AM (GMT+7)
Bạo lực sân cỏ của bóng đá Việt Nam không hề giảm, dù Ban kỷ luật VFF ra những án phạt theo kiểu "kỳ lạ nhất bóng đá". Chẳng lẽ những người quản lý bóng đá phải bất lực nhìn cảnh những cầu bị đau gãy chân như Đỗ Hùng Dũng?
Bình luận 0

Tôi cho rằng tất cả là do sự giáo dục cầu thủ ngay từ nhỏ. Vì bóng đá Việt Nam có những câu chuyện đáng buồn và xấu hổ như HLV chỉ đạo cầu thủ trẻ đá gãy chân đối thủ. Người thầy dạy các em chơi tiêu cực thì khó tránh khỏi chuyện đá xấu, đá láo.

Bầu Đức dạy cầu thủ đá bóng: Đá đẹp không đá láo - Ảnh 1.

Đỗ Hùng Dũng bị gãy chân sau pha vào bóng của Hoàng Thịnh.

Nói về chuyện giáo dục cầu thủ, tôi từng rất ấn tượng với ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch CLB HAGL. Tôi tin hàng triệu người hâm mộ Việt Nam cũng biết về chuyện bầu Đức giáo dục cầu thủ.

Buổi trưa của một ngày đầu tháng 3/2019, tôi đến Học viện HAGL ở Hàm Rồng, Gia Lai. Tôi tình cờ gặp được cảnh tượng rất đặc biệt trong bóng đá, những cầu thủ của HAGL đi học về và bầu Đức gọi tất cả đến nói chuyện.

Ông chủ CLB HAGL mở đầu cuộc nói chuyện rằng: "Các con đi học về có mệt không?".

"Dạ không, thưa bác", nhiều cầu thủ trẻ của HAGL đồng thanh trả lời bầu Đức.

Bầu Đức dạy cầu thủ đá bóng: Đá đẹp không đá láo - Ảnh 2.

Bầu Đức chỉ dạy các cầu thủ trẻ ở Học viện HAGL vào tháng 3 năm 2019.

Bầu Đức hỏi thăm từng em nhỏ từ tên, tuổi đến chuyện học hành, tập bóng đá... Ông chủ phố Núi nói tiếp: "Lâu rồi bác không nói chuyện với các con. Hôm nay mới có dịp trò chuyện, mấy đứa đừng sợ bác nhé, không có gì phải sợ đâu.

Về chuyện học và tập bóng đá, các con nhớ phải thật chăm chỉ. Chỉ có sự cố gắng và nỗ lực hết mình mỗi ngày thì mới phát triển tốt, mới thành tài. Các con phải đặc biệt lưu ý những điều này khi đá bóng:

Thứ nhất, các con đá bóng phải nhớ không được cãi lại trọng tài. Bác rất ghét chuyện này. Cầu thủ đúng hay sai, có thể phân bua nhưng cấm cãi cự trọng tài. Vì các con đá bóng trên sân phải lễ phép. Trọng tài là người lớn tuổi hơn thì các con không được cãi cự. Làm như thế là thiếu văn hóa. Bác sẽ không chấp nhận điều này nếu các con để xảy ra trong tương lai.

Bầu Đức dạy cầu thủ đá bóng: Đá đẹp không đá láo - Ảnh 3.

Bầu Đức nhấn mạnh: "Các con không được đá xấu, đá láo để gây chấn thương cho đồng nghiệp. Bác sẽ đuổi ngay nếu đứa nào để xảy ra chuyện này".

Đặc biệt, các con cần phải xác định rõ là không được đá xấu, đá láo khi thi đấu. Đây là điều bắt buộc vì chơi như thế sẽ gây ra hình ảnh xấu trong mắt người hâm mộ, ảnh hưởng đến đồng nghiệp và cho chính bản thân các con.

Năm ngoái, bác đã xử phạt một cầu thủ (Tăng Tiến) ở đội I HAGL vì có pha vào bóng nguy hiểm. Chắc các con đã biết được câu chuyện này. Tấm gương cho các con đấy! Bác sẽ xử lý thật nặng, thậm chí là đuổi ngay nếu đứa nào hành xử thiếu chuẩn mực trên sân cỏ bằng cách đá xấu, đá láo để gây ra chấn thương cho đồng nghiệp”.

Tôi kể lại câu chuyện về bầu Đức trực tiếp dạy về đạo đức sân cỏ cho các cầu thủ trẻ ở Học viện HAGL để thấy rằng: Chuyện giáo dục cầu thủ ngay từ nhỏ là hết sức quan trọng, có một ý nghĩa rất lớn trong hành trình về sau của cầu thủ khi đá chuyên nghiệp. Không chỉ bóng đá, bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống thì sự giáo dục luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Thế nên, cầu thủ của HAGL được hàng triệu người hâm mộ yêu mến, dù họ thắng hay thua thì mọi người vẫn yêu. Lý do là bầu Đức dạy cầu thủ đặt chữ tâm lên đầu tiên, thay vì làm bóng đá chạy theo thành tích bằng mọi giá. Ông nhấn mạnh: "Cầu thủ phải được học văn hóa rồi mới học bóng đá. Nếu không trở thành cầu thủ giỏi thì làm một người công dân tốt, còn đá bóng giỏi mà thiếu đạo đức thì cũng... vứt".

Cho cầu thủ học văn hóa (cầu thủ HAGL được học ngoại ngữ, học Đại học) cũng cho thấy được tầm nhìn của bầu Đức xa và rộng như thế nào khi làm bóng đá. Vì một cầu thủ được nuôi dưỡng, huấn luyện ở một môi trường đặt sự tử tế lên hàng đầu, có sự quán triệt về đạo đức sân cỏ, có triết lý riêng biệt thì nhất định tạo ra ý nghĩa lớn lao.

Chúng ta có thể đặt trong một hoàn cảnh cụ thể: Bóng đá Việt Nam có những ông chủ đồng quan điểm về cách nuôi dạy, đào tạo cầu thủ như bầu Đức, liệu có còn xảy ra bạo lực sân cỏ?

Tôi tin vấn nạn bạo lực sân cỏ của bóng đá Việt Nam sẽ được chấm dứt, người hâm mộ cũng không còn phải chứng kiến những Hùng Dũng, Anh Khoa, Abass, Hải Huy... bị gãy chân.

Làm bóng đá ở Việt Nam không khó, một ông chủ có tiền là sở hữu được 1 đội bóng. Nhưng làm bóng đá tử tế bằng chữ tâm và chữ tầm như bầu Đức mới khó, vì đó là cả một hành trình "trồng người" chứ không phải riêng chuyện đào tạo cầu thủ đá bóng.

Ghét cầu thủ đá xấu nhưng sẵn sàng "cứu" họ

Dù rất ghét cầu thủ chơi xấu xí nhưng bầu Đức vẫn luôn nhìn về những giá trị tích cực và tài năng của họ. Điển hình như chuyện Quế Ngọc Hải từng suýt mất cả sự nghiệp vì đá xấu với Anh Khoa (CLB Đà Nẵng). Không liên quan gì nhưng bầu Đức cho 400 triệu để Ngọc Hải đền tiền viện phí, qua đó bóng đá Việt Nam không mất đi một tài năng lớn như Quế Ngọc Hải. Tấm lòng tốt của bầu Đức cũng cảm hóa luôn Ngọc Hải - anh không còn đá xấu xí và một lòng cống hiến hết mình cho tuyển Việt Nam.


Văn Nhân (Theo Saostar)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem