Thế Pleistocene (Thế Canh Tân) là một thế địa chất bắt đầu từ khoảng 2,6 triệu năm trước và kéo dài cho đến khoảng 11.700 năm trước. Kỷ băng hà gần đây nhất xảy ra sau đó, khi đó các sông băng bao phủ hầu khắp hành tinh chúng ta.
Thế Pleistocene là kỷ nguyên đầu tiên mà người tinh khôn Homo sapiens tiến hóa, và đến cuối kỷ nguyên này, con người có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh.
Nhờ vào việc xác định sự xuất hiện của con người mà các nhà khoa học có cơ sở để giải mã dấu chân "ma quái" (‘Ghost’ footprints, Independent) mà họ phát hiện và xác định là từ cuối kỷ băng hà gần đây nhất cách đây gần 12.000 năm.
Cộng với phương pháp radar xuyên lòng đất mới (GPR), nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cornell danh tiếng của Mỹ xác định dấu chân bí ẩn, thách thức sự tìm hiểu khoa học bấy lâu: 96% dấu chân bí ẩn xuất hiện tại giai đoạn cuối kỷ băng hà gần đây nhất là dấu chân của con người.
Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp radar GPR để giải mã dấu chân bí ẩn. Ảnh: Đại học Cornell
Các nhà khoa học đang tiếp tục tìm kiếm các vết tích khác tại khu vực Đài tưởng niệm Quốc gia White Sands ở bang New Mexico, sau đó sử dụng phương pháp radar GPR để xác định thông tin mà không cần khai quật. Từ đó, xây dựng bức tranh về cuộc sống của người tinh khôn cách đây 12.000 năm; cũng như sự tương tác giữa con người với các loài động vật lớn trong quá khứ.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục sử dụng GPR để nghiên cứu các dấu chân của voi ma-mút, khủng long...
"Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc nghiên cứu những gì xảy ra bên dưới một dấu chân hóa thạch. Tuy nhiên, những tác động của sức nặng từ động vật khổng lồ và con người thời xa xưa được lưu giữ một cách tuyệt vời.
Vì thế, chúng tôi sử dụng phương pháp radar xuyên mặt đất để hiểu cơ chế sinh học của các loài động vật đã tuyệt chủng mà chúng ta chưa từng biết trước đây." - Chuyên gia nghiên cứu Thomas Urban, tác giả chính của công trình khoa học, thuộc Đại học Cornell, cho biết.
Hình minh họa người tinh khôn và động vật khổng lồ thời kỳ cuối kỷ băng hà gần đây nhất. Ảnh: Internet
Sự sống ở Kỷ băng hà cách đây gần 12.000 năm
Đã có ít nhất 5 kỷ băng hà lớn được ghi nhận trong suốt 4,6 tỷ năm kể từ khi Trái Đất được hình thành và rất có thể là nhiều hơn nữa trước khi con người xuất hiện trong bối cảnh khoảng 2,3 triệu năm trước.
Tính tại thời điểm kỷ băng hà gần đây nhất, theo các nhà khoa học, trong khi người tinh khôn Homo sapiens tiến hóa để thích nghi với điều kiện sống, thì nhiều loài động vật có xương sống, đặc biệt là động vật có vú lớn, lại chịu thua trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của thời kỳ này.
Động vật thời xưa. Ảnh: JULIUS T. CSOTONYI / Sciencenews
Một trong những nguồn thông tin phong phú nhất về sự sống trong Thế Pleistocene có thể được tìm thấy ở La Brea Tar Pits, Los Angeles (Mỹ), nơi lưu giữ tất cả mọi thứ từ côn trùng đến thực vật đến động vật, bao gồm một bộ xương của một người nữ và một voi ma mút gần như hoàn chỉnh.
Ngoài voi ma mút lông xoăn, còn có các động vật có vú như mèo răng cưa (Smilodon), con lười trên mặt đất khổng lồ (Megatherium) và voi răng mấu sống rải rác trên Trái Đất trong thời kỳ này. Các động vật có vú khác phát triển mạnh trong thời kỳ này bao gồm moonrats (giống loài chuột), tenrec (sinh vật giống nhím) và macrauchenia (tương tự như một con lạc đà không bướu và lạc đà), Livescience thông tin.
PV (Trí Thức Trẻ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.