Bí ẩn nơi cất giữ những kiệt tác nghệ thuật bị đánh cắp

Huyền Anh (Theo Boston Magazine) Chủ nhật, ngày 29/01/2017 03:55 AM (GMT+7)
26 năm sau khi các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp, danh tính thủ phạm bước đầu đã được xác định. Nhưng điều khiến Giám đốc an ninh Bảo tàng Isabella Stewart Gardner vẫn day dứt là số phận hiện tại của những bức tranh ấy.
Bình luận 0

Thế giới từng ghi nhận rất nhiều vụ cướp táo tợn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Một số nhanh chóng bị lãng quên, nhưng có những vụ án người ta vẫn ghi nhớ và kể lại nhiều thập kỷ sau đó. Loạt bài “Những phi vụ cướp chấn động thế giới” sẽ hé lộ chi tiết ly kỳ sau mỗi lần gây án của những tên cướp ranh ma. 

img

Bức tranh “The Concert” của danh họa Vermeer – 1 trong 13 kiệt tác bị đánh cắp tại Bảo tàng Gardner

“Sau hàng thập kỷ tìm kiếm với không dưới 30.000 thông tin được cung cấp mà không có kết quả, có lẽ việc trở về nhà của 13 kiệt tác này dường như là rất xa vời”, Anthony Amore - Giám đốc an ninh Bảo tàng Isabella Stewart Gardner nói.

Vụ trộm tranh lớn nhất lịch sử hội họa thế giới xảy ra ở Boston 26 năm trước đây, vào ngày 18/3/1990. Hai tên cướp trong trang phục cảnh sát đã không mấy khó khăn để lấy đi 13 tác phẩm bao gồm cả kiệt tác của các họa sĩ nổi tiếng Rembrandt, Vermeer, Degas và Manet. Ước tính giá trị hiện vật bị cướp vào khoảng 500 triệu USD.

Một giờ sau khi kết thúc Ngày thánh Patrick năm 1990, một nhóm sinh viên đi ngang qua Bảo ang Gardner và nhận thấy một cái gì đó rất kỳ lạ: hai người đàn ông mặc trang phục cảnh sát, ngồi trong một chiếc ô tô không phải loại đặc chủng, không có biển số xe cảnh sát, nhưng vì không muốn bỏ lỡ cuộc vui, họ nhanh chóng bước qua.

1h24 sáng, chiếc xe chạy vào lối dành cho nhân viên bảo ang. 1trong 2 người đàn ông mặc đồng phục nhấn còi, thông báo với bảo vệ Richard Abath rằng họ nhận được cuộc gọi khẩn cấp và muốn kiểm tra bảo ang xem có mất gì không. Sau một hồi thuyết phục, người gác cửa nhẹ dạ cả tin đã để chúng đi vào trong bảo ang mà không kiểm tra thẻ cảnh sát.

Không những thế, hai tên trộm còn yêu cầu người gác rời trạm gác để kiểm tra thẻ căn cước. Abath nghe theo và rời xa nơi có nút báo động duy nhất rồi còn ang bộ đàm gọi đồng nghiệp còn lại đến trình diện cảnh sát ở phòng chờ. Nhanh như chớp, hai tên trộm quật ngã hai nhân viên bảo vệ bảo tàng.

Vài giờ sau đó, Abath và người bảo vệ thứ hai được tìm thấy dưới tầng hầm, trong tình trạng bị còng tay và bịt miệng bằng băng keo.

Những tên cướp chỉ mất 81 phút để lấy đi 13 tác phẩm, 5 trong số đó của danh họa Edgar Degas, 3 bức của Rembrandt van Rijn.

Đáng chú ý có kiệt tác của danh họa lừng danh Johannes Vermeer “The Concert” – “tác phẩm bị đánh cắp có giá trị nhất trên thế giới”, Amore tuyên bố, với trị giá lên tới 200 triệu USD. Nhưng một hành động khiến cảnh sát tin rằng chúng chỉ là những tên trộm tranh thông thường chứ không phải “chuyên gia” khi bỏ lại bức tranh có giá trị nhất của Bảo ang – bức “Europa” của Titian.

Năm 2013, vào ngày kỷ niệm lần thứ 23 vụ mất cắp, FBI thông báo với Amore rằng họ đã xác định được kẻ trộm thuộc một tổ chức tội phạm có trụ sở tại New England và trung Đại Tây Dương, và rằng những bức tranh đã được đưa đến Connecticut và Pennsylvania rồi được chào bán tại Philadelphia. Tuy nhiên, sau đó, các dấu vết dần trở nên nhạt nhòa.

Năm ngoái, trước ngày kỷ niệm lần thứ 25, Amore và các nhân viên FBI lại cho biết họ nghi ngờ Carmello Merlino – chủ một cửa hàng sửa chữa ô tô ở Dorchester (một thị trấn nhỏ ở miền Nam anwowcs Anh) và 2 đồng phạm George Reissfelder và Leonard DiMuzio là thủ phạm bởi có những nét giống với bản phác thảo của cảnh sát và Reissfelder thường xuyên lái chiếc Dodge Daytona màu đỏ, tương tự như chiếc xe mà nhóm sinh viên nhìn thấy bên ngoài Bảo tàng. Tuy nhiên, cả Reissfelder và DiMuzio đều đã chết vào năm 1991 còn Carmello Merlino thì một mực phủ nhận.

Với sự giúp đỡ của các cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài, FBI đã truy tìm hàng ngàn nhân vật nghi ngờ toàn thế giới, đến cả Pháp, Tây Ban Nha, Anh hay Nhật Bản… Rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa tìm thấy các bức tranh bị đánh cắp. 

Trong nhiều năm, Bảo tàng Gardner đã treo giải thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về 13 tác phẩm nghệ thuật ấy. Các chuyên gia nghệ thuật tin rằng với số tiền đó thì cuối cùng cũng có kẻ sẽ khai ra tên trộm.

Trong trường hợp xấu nhất, các bức tranh có thể đã bị phá hủy hoặc hư hỏng. Nhưng Amore vẫn có niềm tin vì “80% các kiệt tác bị đánh cắp từ trước tới nay cuối cùng đều được trả lại”, ông nói.

Anne Hawley, Giám đốc Bảo tàng Gardner, người đương nhiệm vào đúng thời điểm xảy ra vụ trộm cho biết “Mặc dù một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ sau vụ trộm, chúng tôi vẫn luôn quyết tâm phục hồi và lạc quan rằng mình sẽ làm được.”

Hy vọng rằng một ngày nào đó người dân Boston lại có thể nhìn thấy những bức tranh bị mất được treo trong phòng trưng bày của Bảo tàng Gardner một lần nữa.

----------------------------------------------------------

Khi đang trên đường trở về nhà vào một buổi tối yên tĩnh, Colin Dixon đã chú ý tới một chiếc xe với đèn nháy màu xanh mà ông nghĩ rằng của cảnh sát. Đó là sự khởi đầu cho một vụ cướp tiền mặt lớn nhất nước Anh.

Hành trình truy tìm hung thủ vụ trộm này diễn ra như thế nào? Mời đọc giả đón đọc "Nước Anh rúng động với vụ cướp tiền mặt lịch sử​", vào 4h, ngày 30/1/2017.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem