Cho đến ngày nay, các nhà sử học chưa giải mã được cơ quan mật trong lăng mộ của Khang Hi có thể khiến quan tài chứa thi hài của ông đột ngột phun lửa khi mộ tặc đến gần.
Sau khi Khang Hi qua đời, thi hài của ông được chôn cất ở Cảnh lăng, huyện Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Cảnh lăng còn là nơi an nghỉ 4 vị hoàng hậu, 48 vị phi tần và 1 hoàng tử. Trong lịch sử, Cảnh lăng từng chứng kiến 3 lần xảy ra sự kiện bí ẩn.
Ngày 20/2 vào năm thứ 31 Quang Tự, Long Ân điện của Cảnh Lăng phát hỏa thiêu rụi toàn bộ đại điện chính. Ngói lưu ly của đại điện bị ám đen, cửa chính cháy ngùn ngùn, cửa trong lăng tẩm bị thiêu rụi hoàn toàn.
Từ Hi thái hậu vô cùng hoảng sợ khi tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra, bà liền triệu kiến 2 trọng thần Triệu Nhĩ Tốn và Thiết Lương để giao nhiệm vụ điều tra vụ việc. Tuy nhiên mọi tung tích đều mất dấu, nguyên nhân khiến lăng mộ bốc cháy đi vào ngõ cụt.
Thời gian đó là mùa khô, không có mưa nên không thể có sét; trong lăng điện cũng không có nến nên mọi điều kiện để bốc hỏa không thể tồn tại. Phải chăng đây chính là "điềm trời" như những giai thoại mà hậu thế vẫn thường truyền tai nhau, hay chỉ là một sự trùng hợp hy hữu của lịch sử?
Một giả thuyết khác được đặt ra: Mộ tặc. Có thể đám ăn trộm đồ tế ở Cảnh lăng sợ bị phát hiện ra sẽ bị tội chết nên đã phóng hỏa đốt đại điện để xóa dấu vết. Càng điều tra càng hoang mang, cuối cùng Triệu Nhĩ Tốn và Thiết Lương kết luận nguyên nhân là "thánh hỏa" thiêu rụi đại điện nên không thể tiếp tục điều tra cũng là để bảo vệ tính mạng của bản thân.
Lúc này, trong thiên hạ truyền nhau lời đồn về lời đe dọa của vua Khang Hi. Không ít người cho rằng vụ hỏa hoạn ấy chính là điềm báo từ trời cao để cảnh tỉnh Từ Hi thái hậu lúc này đang lộng hành công khai chiếm quyền của vua Quang Tự.
Mọi việc êm xuôi cho đến năm 1945, một trận hỏa hoạn khác xảy ra tương tự trận hỏa hoạn năm xưa, thế nhưng nó lại phát ra từ địa cung và khẳng định được phát ra từ quan tài của hoàng đế Khang Hi.
Một nhóm mộ tặc đã dùng búa tạ để phá quan tài Khang Hi nhằm lấy vật báu và của cải bên trong, cuối cùng chúng dùng cưa để mở quan tài. Đột nhiên trong quan tài phun ra luồng lửa lớn giống như một quả bóng tròn lăn ra đâm thằng vào đám trộm thiêu cháy xém quần áo và mặt mũi của họ.
Ngay sau đó, quan tài tiếp tục phun ra một ngọn lửa khiến cả đám mộ tặc hoảng sợ bỏ chạy. Trong lúc đào tẩu hỏi Cảnh Lăng, nhóm người này đã vô tình làm đổ cây nến chiếu sáng và khiến nơi đây một lần nữa phát sinh hỏa hoạn.
Cho tới ngày nay, câu chuyện về chiếc quan tài biết phun lửa của Khang Hi vẫn là một giai thoại bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Vụ cháy cuối cùng xảy ra vào năm 1952, thiệt hại của nó vô cùng lớn khi ngọn lửa đã thiêu rụi mất kiến trúc của điện mà ngay đến bia đá ở trong cũng bị thiêu rụi hư hỏng.
Đây chính là bia đá mà hoàng đế Ung Chính tự tay viết để bày tỏ sự hiếu thuận với cha, cuối văn bia ông đã đóng con dấu chữ Triện với nội dung là "Ung Chính tuân thân chi bảo".
Trận hỏa hoạn kỳ lạ này đã làm thay đổi vận mệnh của Cảnh lăng. Thánh hỏa đốt Long Ân điện, kỳ hỏa trong quan tài đuổi bọn mộ đạo nhưng cuối cùng vẫn không giữ được nguyên vẹn quan tài của Khang Hi.
Những vật giá trị tùy táng trong quan tài đều bị mất. Lần đại hỏa thứ 3 đã thiêu rụi Đại Bi lầu và đốt cháy hết bao công lao của Khang Hi được ghi trên bia đá.
Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn rốt cục đến từ đâu? Không ai biết và cũng chưa có ai lý giải được. Chỉ biết rằng, chưa có vị vua nào trong lịch sử sau khi qua đời lại bị Hỏa thần ghé thăm những 3 lần, do vậy, đó cũng có thể là lý do khiến Cảnh lăng trở thành một lăng mộ tồn tại nhiều bí ẩn nhất lịch sử Trung Hoa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.