Trước khi băng hà, Khang Hi đã làm gì khiến đại thần tái xanh mặt mũi?
Trước khi băng hà, Khang Hi đã làm gì khiến đại thần tái xanh mặt mũi?
Thứ hai, ngày 20/09/2021 17:33 PM (GMT+7)
Nếu không khiến đại thần bị 1 phen sợ tái mặt ấy, rất có thể triều đại nhà Thanh dưới thời Ung Chính đã có nhiều biến động tiêu cực, không tốt cho cơ nghiệp của Thanh triều.
Triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) có hai vị hoàng đế kiệt xuất, lần lượt là Khang Hi và Càn Long. Người thời nay đánh giá vô rất cao vua Khang Hi, thậm chí ông còn được đặt cho mỹ danh "Thiên cổ nhất đế".
Không thể phủ nhận rằng trong thời gian Khang Hi tại vị, ông đã đưa nhà Thanh phát triển lên một tầm cao mới. Thế nhưng cho đến nay, người đời vẫn còn tranh luận nhiều về Khang Hi.
"Khang Càn thịnh thế" (thời hoàng kim Khang Hi - Càn Long) xuất hiện vào chính thời Khang Hi, nhưng căn cứ vào dã sử và ghi chép của những nhà truyền giáo, người ta vẫn tranh luận khá sôi nổi về thời kỳ "Khang Càn thịnh thế" này.
Ngày nay, "Khang Càn thịnh thế" vẫn là thời kỳ hưng thịnh đáng được nhắc tới của nhà Thanh. Cũng chính bởi có "Khang Càn thịnh thế", sự phát triển của nhà Thanh mới đạt tới một đỉnh cao. Nhưng sau thời Càn Long Đế, "Khang Càn thịnh thế" đã thay đổi.
Đến thời vua Gia Khánh, vì trước đó khi còn tại vị, Càn Long chi tiêu phung phí nên tiền bạc trong quốc khố nhà Thanh liên tục hao hụt. Kết quả là mãi cho đến tận đến thời mạt Thanh, nhà Thanh vẫn không hề xuất hiện thêm thời kỳ hưng thịnh nào nữa.
Sự kiện "Cửu tử đoạt đích" thời Khang Hi
Cũng phải nhắc đến việc cuối đời Khang Hi xuất hiện sự kiện "Cửu tử đoạt đích", gần như toàn bộ hoàng tử của Khang Hi đều tham gia. Điều này đã khiến Khang Hi rất đau lòng.
Vì ngai vàng, các hoàng tử bất chấp tình anh em ruột thịt, bắt đầu ra tay tàn nhẫn.
Thời điểm này, Khang Hi cảm nhận được nỗi đau đớn của Lý Uyên thời nhà Đường.
Hành động phế thái tử vào thời điểm cuối đời của Khang Hi quả thật không hay, điều này khiến cho gần như tất cả các hoàng tử đều sinh ra ý định dòm ngó ngai vàng.
Thời điểm "Cửu tử đoạt đích" vừa mới bắt đầu, Ái Tân Giác La Dận Chân không tham gia. Lúc này, Khang Hi đã nhắm Dận Chân, nhưng về sau hoàng tử này cũng đã tham gia "Cửu tử đoạt đích".
Trải qua vài phen đọ sức, cuối cùng Dận Chân giành thắng lợi và trở thành hoàng đế thứ năm của nhà Thanh.
Ung Chính không mấy nổi bật nếu so với cha của ông là Khang Hi và con trai là Càn Long.
Nhưng trong thời gian Ung Chính tại vị, ông cũng đã làm được rất nhiều việc. Công lao lớn nhất của Ung Chính là dẹp yên cuộc nổi loạn của La Bố Tàng Đan Tân, điều này đã giúp nhà Thanh khi ấy tránh khỏi cảnh loạn lạc.
Trong quá trình Ung Chính kế vị, chắc chắn không thể thiếu được đóng góp của hai người, đó là Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa. Họ đã góp công lao lớn trong quá trình lên ngôi vua của Ung Chính Đế.
Thế nhưng kết cục của hai người này hoàn toàn khác nhau.
Niên Canh Nghiêu xuất thân bình dân, dưới sự giúp đỡ của Ung Chính đã một bước lên mây. Tuy nhiên sau khi Niên Canh Nghiêu bình định được cuộc nổi loạn, ông đã bị Ung Chính ban chết.
Đây là ví dụ cho câu nói "Thỏ chết thì chó săn cũng bị nấu; chim hết thì cung tốt cũng bị cất" thời xưa. Câu nói này bắt nguồn từ Phạm Lão, có rất nhiều đại thần của các thời đại đều từng trích dẫn.
Xuất thân của Long Khoa Đa tốt hơn nhiều so với Niên Canh Nghiêu. Long Khoa Đa là người Tương Hoàng kỳ, thân thế của ông có quan hệ họ hàng với Khang Hi.
Với thân phận của Long Khoa Đa khi ấy, chức quan của ông chắc chắn hết sức quan trọng.
Năm Khang Hi thứ 50, Long Khoa Đa được trao chức Đề đốc Cửu môn. Sự quan trọng của chức vị này không cần nói cũng rõ. Người có thể leo lên chức vị Đề đốc Cửu môn, nhất định là rất được Hoàng đế tín nhiệm.
Những năm cuối đời, Khang Hi Đế ban cho Long Khoa Đa chức vị Đề đốc Cửu môn. Chức vị này không phải cho Long Khoa Đa mà không có lý do. Khang Hi để Long Khoa Đa bí mật giám sát phế thái tử Ái Tân Giác La Dận Nhưng và Đại a ca Ái Tân Giác La Dận Thì, ngoài ra Long Khoa Đa còn phải giám sát tông thất hoàng tộc và trọng thần trong triều.
Những việc này Long Khoa Đa thực hiện rất tốt, do đó Khang Hi vô cùng tín nhiệm Long Khoa Đa.
Sự kiện "Cửu tử đoạt đích" xảy ra khiến nhà Thanh rơi vào hỗn loạn, vậy nên Khang Hi tìm đến Long Khoa Đa với mục đích để ông ổn định cục diện triều đình.
Trong thời gian các hoàng tử đấu đá, quan hệ giữa Long Khoa Đa và Dận Chân rất thân thiết. Sách sử có ghi chép về việc Ung Chính có thể nối ngôi vua như sau: "Ngai vàng của Thế Tông (miếu hiệu của Ung Chính), bên trong có sự giúp đỡ của Long Khoa Đa, bên ngoài có sự giúp đỡ của Niên Canh Nghiêu, quả là việc có thật."
Cũng tức là Long Khoa Đa đã đảm nhiệm vai trò mưu sĩ cho Ung Chính. Không có sự phò tá của Long Khoa Đa, e rằng Ung Chính hoàn toàn không thể kế vị.
Dọa đại thần, giúp con yên ổn giữ vững ngai vàng
Vào những năm cuối đời, Khang Hi có phần không yên tâm đối với Long Khoa Đa, nguyên nhân là bởi đặc thù chức vị của Long Khoa Đa, thứ hai là năng lực và công lao của Long Khoa Đa vô cùng lớn. Một khi Khang Hi băng hà, vấn đề sẽ xuất hiện. Khang Hi e sợ triều đình rối loạn.
Trước khi băng hà, Khang Hi đã ban thưởng cho Long Khoa Đa rất nhiều châu báu. Sau khi ban thưởng xong, Khang Hi cho Long Khoa Đa thêm một thánh chỉ, nội dung là: "Tra được Long Khoa Đa là vây cánh của hoàng tử, làm loạn triều dã, gây hại cho dân, lập tức ban chết, khâm thử!"
Kết quả là Long Khoa Đa vô cùng sợ hãi, khẩn khoản van xin. Khang Hi không thật sự muốn giết Long Khoa Đa, mà chỉ muốn hù doạ ông ta. Khang Hi cho Long Khoa Đa biết rằng, nếu như không tận tâm tận lực phò tá Hoàng đế tiếp theo, vậy thì nhà ngươi hãy tuẫn táng đi!
Long Khoa Đa đã bị Khang Hi thu phục như vậy, nhờ đó giữ được cơ nghiệp trăm năm của nhà Thanh.
Năm 1722 , Khang Hi lâm bệnh nặng, nội ngoại đại thần đều không thể gặp mặt, duy có Long Khoa Đa được Khang Hi Đế cho hầu bên cạnh. Lúc lâm chung, Khang Hi Đế lại ra di mệnh, lệnh cho Long Khoa Đa ủng lập Tứ a ca Ung Thân vương Dận Chân đăng cơ.
Sau khi Khang Hi Đế băng hà, chỉ có một mình Long Khoa Đa truyền di chiếu, lập Ung Chính lên ngôi. Vì vậy, có giai thoại Long Khoa Đa đã trộm di chiếu của Khang Hi, sửa lại chữ Thập (十) thành chữ Vu (于), để biến câu "truyền ngôi Thập tứ hoàng tử" thành "truyền ngôi cho Tứ hoàng tử", để tráo cho cháu ruột là Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu thì giai thoại này hoàn toàn thiếu căn cứ.
Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết giữa Long Khoa Đa và Ung Chính là rõ ràng. Khi Ung Chính đăng cơ, Long Khoa Đa do đại công ủng lập, được phong làm một trong Tổng lý sự vụ tứ đại thần, Lại bộ Thượng thư, gia phong Thái bảo, quyền lực khuynh loát một thời.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.