Uyển Dung là vị hoàng hậu duy nhất của Phổ Nghi. Mặc dù sở hữu nhan sắc hoa nhường nguyện thẹn nhưng bà vẫn phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng vì Phổ Nghi sớm đã bị mất đi khả năng sinh lý.
Và không chỉ có Uyển Dung, Thục phi Văn Tú cũng phải chịu cảnh tương tự. Do không thể có được cuộc sống vợ chồng viên mãn, Thục phi Văn Tú đã đề nghị ly hôn và rời khỏi Tử Cấm Thành. Thê tử duy nhất còn lại của Phổ Nghi giờ đây chỉ còn lại Uyển Dung.
Theo trang tin Sohu, sau khi nhà Thanh sụp đổ, các đại thần của triều đại này vẫn nuôi hi vọng "cứu vớt" ánh hào quang một thời. Do đó, dưới sự giúp đỡ của Đế quốc Nhật, những người này đã lập lên Mãn Châu Quốc và để Phổ Nghi tiếp tục làm hoàng đế bù nhìn.
Là hoàng đế trên danh nghĩa, Phổ Nghi vẫn để Uyển Dung làm hoàng hậu của mình. Thế nhưng, trên thực tế 2 người lại rất ít khi gặp mặt. Cho đến 1 ngày, ông đột nhiên hay tin hoàng hậu của mình có thai.
Khi biết tin này, tâm trạng của Phổ Nghi đã nhanh chóng chuyển từ bất ngờ qua tức giận. Bởi, ông biết rõ đây chắc chắn không phải con của mình. Đứa con mà Uyển Dung sắp sinh là minh chứng cho thấy ông đã bị vợ phản bội.
Việc đầu tiên mà Phổ Nghi làm sau khi biết chuyện chấn động này là đi điều tra để tìm ra kẻ gian phu. Nhưng dù Phổ Nghi đã gặng hỏi, thậm chí là đánh mắng nhưng Uyển Dung vẫn quyết không chịu nói ra chân tướng sự việc.
Quá phẫn nộ, Phổ Nghi quyết phải tìm ra bằng được kẻ thứ 3 này. Chẳng bao lâu sau, ông đã có câu trả lời. Thì ra, gian phu chẳng phải kẻ xa lạ, lại chính là thị vệ thân cận của ông – Kì Kế Trung.
Cũng theo trang tin Sohu, thị vệ này đã ở bên phụng sự cho Phổ Nghi ngay từ khi Đại Thanh vẫn còn. Sau khi làm hoàng đế Mãn Châu Quốc, Phổ Nghi muốn bồi dưỡng năng lực cho những cận thần nên đã tạo cơ hội cho Kì Kế Trung đến Nhật Bản học tập.
Phía Nhật Bản cảm thấy Kì Kế Trung – người mà đích thân hoàng đế Mãn Châu Quốc cử đến học tập là 1 tướng lĩnh dễ bề điều khiển như chính Phổ Nghi. Họ cho rằng người này sẽ rất có lợi cho những mục đích họ đã đặt ra lúc bấy giờ. Do đó, Nhật Bản đã quyết định giữ Kì Kế Trung ở lại để bồi dưỡng thêm vài năm.
Khi Uyển Dung sinh con, Kì Kế Trung vẫn đang ở bên Nhật Bản học tập. Dù Phổ Nghi hận đến mức muốn giết chết nhân tình của vợ nhưng người Nhật sẽ không để cho ông làm vậy.
Bởi, Phổ Nghi cũng chỉ là 1 hoàng đế bù nhìn. Hơn nữa, Kì Kế Trung lại đang nhận được sự chú ý của Nhật Bản, cho dù có muốn giết hắn, Phổ Nghi cũng phải đưa ra được lý do xác đáng. Thế nhưng, chuyện bị chính hoàng hậu của mình phản bội, thậm chí còn sinh con cho kẻ khác là 1 chuyện nhục nhã biết bao, ông sao có thể nói ra. Do đó, Phổ Nghi dù phẫn nộ tột cùng cũng chỉ đành lực bất tòng tâm.
CON CỦA UYỂN DUNG VÀ NHÂN TÌNH BỊ XỬ TRÍ RA SAO?
Đứa bé là minh chứng cho nỗi nhục nhã của Phổ Nghi đã không bảo toàn được tính mạng. Về việc vì sao đứa bé này qua đời, các chuyên gia đã tổng hợp lại từ sử sách như sau:
Có những ghi chép cho rằng, con của Uyển Dung đã chết ngay sau khi được sinh ra. Bởi ngay từ khi còn đang mang thai, Uyển Dung đã có thói quen hút thuốc phiện. Do đó, giả thuyết này là có căn cứ và khá hợp lý.
Cũng có những tài liệu ghi lại rằng, Phổ Nghi đã chính tay giết chết con của Uyển Dung khi đứa bé được sinh ra không lâu vì nỗi hận trong lòng quá lớn. Sau đó, ông nói dối rằng đã đưa đứa bé đến nhà anh trai của Uyển Dung nhờ nuôi dưỡng. Uyển Dung thật sự đã tin, mỗi tháng đều gửi phí nuôi dưỡng đến nhà anh trai mà không biết rằng đứa con của mình thực ra đã không còn tồn tại trên thế gian.
Tình cảm phu thê giữa Phổ Nghi và Uyển Dung vốn đã lạnh nhạt từ lâu vì chuyện Phổ Nghi bị mất khả năng sinh lý. Nay, Uyển Dung thậm chí còn phản bội, đem đến cho ông nỗi nhục nhã nên 2 người dường như là những người xa lạ, không còn tình nghĩa gì.
Sau khi sinh con thân thể Uyển Dung yếu ớt, hơn nữa những cơn nghiện thuốc phiện khiến cho sức khỏe của bà sa sút nghiêm trọng. Do đó, khi chỉ mới 40 tuổi, Uyển Dung đã qua đời trong 1 nhà giam tại tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc).
Không ai biết rõ chính xác nơi chôn cất của vị hoàng hậu duy nhất của Phổ Nghi là ở đâu. Khi nhận được tin vợ đã mất, Phổ Nghi không chút cảm xúc, có lẽ vì nỗi đau và nhục nhã mà người phụ nữ này đem đến cho ông là quá lớn nên ông không thể tha thứ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.