Bí mật bên trong bức tượng La Hán: 700 năm trước, nam tử hán cũng... sợ vợ?

Thứ ba, ngày 06/07/2021 11:32 AM (GMT+7)
Thứ được tìm thấy trong bức tượng cổ rất có thể đã cho thấy "điểm yếu chí mạng" của các bậc nam tử hán dưới thời nhà Minh.
Bình luận 0

Paul Sumner là một nhà sưu tập nghệ thuật người Australia, hiện đang làm việc tại đơn vị đấu giá Mossgreen. Tại Australia, ông Sumner được coi là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đồ cổ châu Á.

Trong một lần đến du lịch tại Anh, Sumner đã mua được một bức tượng gỗ Trung Quốc có niên đại gần 700 năm, xuất hiện từ thời nhà Minh. Người bán cũng không rõ bức tượng có nguồn gốc từ đâu. Tác phẩm điêu khắc tạo hình đầu của một vị La hán - người đã đạt tới Niết-bàn, hoàn toàn thoát khỏi Luân hồi theo quan điểm Phật giáo.

Bức tượng La hán có niên đại gần 700 năm thuộc sở hữu của nhà sưu tập Paul Sumner. Ảnh: Mossgreen

Đây là món đồ cổ mà nhà sưu tập người Úc vô cùng yêu thích, song trong một lần lấy tượng ra lau chùi, ông lại phát hiện trên bức tượng có một nếp gấp nhỏ. Quan sát kỹ hơn, ông thấy bên trong nếp gấp này có nhét một tờ giấy nhỏ.

Ông Sumner đã vô cùng phấn khích, tờ giấy này không phải một tài liệu lịch sử hay "bí kíp võ công" mà là một tờ ngân phiếu nhàu nát.

Bí mật bên trong bức tượng La Hán: 700 năm trước, nam tử hán cũng... sợ vợ? - Ảnh 1.

Tờ ngân phiếu được giấu kỹ bên trong bức tượng La hán. Ảnh: CBS News

Các ký tự bên trên tờ ngân phiếu cho thấy nó đã được phát hành vào năm thứ 3 dưới thời trị vì của Chu Nguyên Chương - vị hoàng đế khai quốc nhà Minh, tức năm 1371. Ngân phiếu có mệnh giá 10 quan tiền.

Theo nhà sử học về tiền tệ Trung Quốc John E. Sandrock, một quan tiền thời nhà Minh có giá trị 1.000 đồng xu, hoặc 1 ounce bạc nguyên chất. Theo đó, giá trị của tờ ngân phiếu được tìm thấy là không hề nhỏ.

Bên trên ngân phiếu còn có lời cảnh báo rằng bất kỳ kẻ nào làm giả tờ tiền sẽ bị chặt đầu, còn người tố giác tội phạm làm ngân phiếu giả sẽ được thưởng lớn.

Đây là lần đầu tiên một tờ ngân phiếu được phát hiện bên trong tác phẩm điêu khắc Trung Quốc. Việc niêm phong những lễ vật như giấy, hạt gạo hay đá quý bên trong tượng cổ là tương đối dễ lý giải nhưng một tờ ngân phiếu có giá trị sử dụng cao như thế này tại sao lại xuất hiện ở đây?

"Quỹ đen" giấu trong bức tượng?

Dựa trên niên đại trên tờ ngân phiếu và niên đại của bức tượng La hán, nhà sưu tập Paul Sumner cho rằng tờ ngân phiếu có thể đã được dùng làm lễ vật tôn giáo khi tác phẩm điêu khắc được 30 đến 50 tuổi,

Song các chuyên gia Trung Quốc lại có cách lý giải khác. Nhiều chuyên gia sử học cho rằng tờ ngân phiếu này rất có thể là khoản "quỹ đen" của một người đàn ông dưới thời nhà Minh.

Bí mật bên trong bức tượng La Hán: 700 năm trước, nam tử hán cũng... sợ vợ? - Ảnh 2.

Phải chăng những người đàn ông dưới thời nhà Minh cũng biết "sợ vợ". Ảnh: Sohu

"Quỹ đen" dường như là khái niệm xa lạ với những người đàn ông thời phong kiến Trung Quốc - thời kỳ mang nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Tuy nhiên sự thật là nam giới thời cổ đại thường chuyên tâm vào việc học hành, thăng quan tiến chức, để lại việc nhà cửa, tài chính cho người vợ quán xuyến.

Trong những tình huống đặc biệt người đàn ông muốn cưới thêm vợ lẽ hoặc tìm đến chốn thanh lâu, anh ta vẫn dễ dàng bị vợ phản đối.

Đây là lý do tờ ngân phiếu bên trong bức tượng hoàn toàn có thể là khoản "quỹ đen" của một người đàn ông thời Minh. Chỉ tiếc cho chủ nhân bức tượng dù giấu diếm những vẫn chưa kịp sử dụng tờ ngân phiếu, để khoản tiền lớn bị lãng phí đến tận ngày nay!

Các chuyên gia vẫn đang đi tìm lời giải chính xác cho sự xuất hiện của tờ ngân phiếu bên trong bức tượng La hán. Tuy nhiên, chỉ riêng việc phát hiện tờ ngân phiếu đã khiến giá trị bức tượng tăng lên mức 30.000 - 40.000 USD.


T.M (Theo Tổ Quốc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem