Hôn nhân không chỉ là một hiệp ước yêu thương giữa hai người, nó cũng có ý nghĩa với cả hai bên gia đình khi đến với nhau để tạo thành một đại gia đình thống nhất. Nó có thể khiến tất cả mọi người mất nhiều thời gian để làm quen và trở nên thân thiết với nhau, nhưng không bao giờ là quá muộn để chúng ta học cách đánh giá cao những người xung quanh.
Khi Scott Mann gặp mẹ vợ của mình lần đầu tiên, anh ấy đã cảm thấy ngay rằng họ khó có thể trở thành bạn tốt của nhau. Nhưng 7 năm sau đám cưới, cuộc sống đã tạo ra một cú đổi chiều ngoạn mục. Vợ của Scott bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Cô ấy mới chỉ 30 tuổi. Đó không chỉ là một bi kịch mà qua chuyện này, Scott còn học được một điều rất quan trọng. Câu chuyện được anh chia sẻ trên trang cá nhân đã khiến nhiều người xúc động.
Mẹ vợ của Scott bị ung thư nhưng vẫn luôn chăm sóc cho con chu đáo.
Scott viết: "Đây là Sharon. Bà đã dạy cho tôi về tầm quan trọng để nhìn nhận một ai đó không như những gì bạn mong đợi.
Khi tôi lần đầu tiên gặp mẹ vợ của mình, tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn để hiểu được ngôn ngữ miền Nam Virginia rất 'nặng' của bà. Và bà khi ấy cũng có một chút gì đó hống hách trong cách cư xử của người phía Nam. Nhưng tôi biết, bà quan trọng như thế nào đối với tình yêu của cuộc đời tôi, vì vậy, tôi miễn cưỡng chấp nhận bà như một số người trong chúng ta bị gia đình ép phải làm.
Sau 7 năm, tôi vẫn không thực sự hiểu được bà. Khi vợ tôi bị bệnh bạch cầu ở tuổi 30, người ta nói rằng cô ấy chỉ có 10% cơ hội sống được một năm nữa, khi thế giới của chúng tôi vỡ vụn và thay đổi mãi mãi, Sharon đã lặng lẽ và vững vàng trong vai trò của người sinh ra vợ tôi. Bà đã cùng chồng mình là bác sĩ thú ý đang làm việc tại Việt Nam chuyển đến nhà chúng tôi và trở thành người chăm sóc cho vợ tôi.
Trong khoảng 2 năm, bà là người mua hầu hết các đồ tạp hóa trong nhà, nấu từng bữa ăn, làm tất cả các công việc giặt ủi, lau dọn trong nhà. Bà cũng là người đi cùng vợ tôi tới 300+ cuộc hẹn gặp bác sĩ, sắp xếp hàng chục ngàn viên thuốc và chắc chắn cho vợ tôi uống đúng giờ mỗi ngày.
Bà đã làm điều này khi bản thân bà cũng bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Khi bà đã phải cắt bỏ một bên ngực và đang phải trải qua hóa trị, bà vẫn chăm lo chu đáo cho tất cả mọi người.
Mỗi khi làm việc, bà đều ậm ừ một điều gì đó. Bà tự nói chuyện với chính mình khi không có ai lắng nghe. Mỗi ngày của bà đều trôi qua với sự trân trọng và niềm vui.
Tôi đã chụp bức ảnh này trước khi tôi đi làm một ngày. Bà không biết tôi đã có mặt ở đó. Những điều vĩ đại trong một khoảnh khắc yên tĩnh. Chờ đợi nồi cháo yến mạch đang nấu cho con gái mình lần thứ 300 kể từ khi con bị ốm. Tóc của bà đã không còn sau những đợt hóa trị. Bà từ chối sự chăm sóc để đánh cược với số phận.
Không phải ai cũng có được một siêu anh hùng trong thế giới thực, vì vậy, điều này đã lấp đầy những khoảng trống trong lòng tôi với sự biết ơn mỗi ngày".
Hà Nhi (Ngoisao.net)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.