Bị phạt 3 triệu đồng vì bày bán giống rùa quý hiếm ngay trên đường

Thảo Hiền Thứ năm, ngày 05/04/2018 09:27 AM (GMT+7)
Ngày 2.4 vừa qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã ra quyết định xử phạt 3 triệu đồng với một đối tượng bày bán cá thể Rùa răng (Càng đước) (Heiremys annandalii). Cá thể rùa sau đó đã được chuyển đến Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã để được chăm sóc và cứu hộ.
Bình luận 0

Trước đó nhận được tin báo của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Chi cục Kiểm lâm Bình Dương phối hợp với UBND phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản tạm giữ 1 cá thể Rùa răng do một đối tượng bày bán tại đường Bạch Đằng, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

img

Cá thể rùa răng bị bày bán ngay trên đường đã được Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cứu hộ thành công. Anh Tuấn Hưng

Rùa răng thuộc Danh mục loài động vật rừng nguy cấp quý, hiếm nhóm IIB, là loài có giá trị về khoa học, môi trường, có nguy cơ tuyệt chủng được quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm; là loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Hành vi mua, bán cá thể rùa răng vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 23, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Theo ông Lê Thanh Hưng, Phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương, tại thời điểm kiểm tra, đối tượng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của cá thể Rùa răng nói trên. Do đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đã tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật để tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

img

Cận cảnh cá thể rùa răng.

Trước đó, ngày 5/3, một cá thể rùa Vích bị nuôi nhốt tại một hộ gia đình ở Hà Tĩnh cũng đã được giải cứu và sau đó được thả về tự nhiên.

Cuộc chiến với tội phạm về ĐVHD ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục, tuy nhiên chính sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự chung tay hành động của cả cộng đồng trong việc thông báo các vi phạm liên quan là chìa khóa giúp phát hiện, xử lý thành công các vi phạm, góp phần đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD.

Trong tháng 3/2018, ENV ghi nhận 23 cá thể ĐVHD được giải cứu nhờ tin báo của người dân và sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng.

Hi vọng rằng ENV sẽ tiếp tục nhận được thông báo từ người dân thông qua đường dây nóng 1800 1522 để các cá thể ĐVHD tại Việt Nam sẽ tiếp tục được giải cứu và trả về tự nhiên.

23 cá thể ĐVHD được giải cứu trong tháng 3/2018 theo ghi nhận của ENV

7 cá thể khỉ, 5 cái thể mèo rừng, 4 cá thể trăn, 1 cá thể rùa biển, 1 cá thể cầy hương, 1 kì đà, 1 cá thể sóc, 1 chim yểng, 1 chim công, 1 trĩ đỏ.

Bên cạnh đó, có 53 trường hợp quảng cáo các sản phẩm từ ĐVHD trong thực đơn, treo biển hiệu quảng cáo ngoài trời và rao bán trái phép trên Facebook đã bị xử lý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem