Bị thầy giáo dâm ô, trẻ 'trốn thoát' bằng cách nào?

Tùng Anh Thứ ba, ngày 17/04/2018 16:52 PM (GMT+7)
Trong các vụ xâm hại, dâm ô trẻ em bị phát giác, 73% thủ phạm là người quen biết. Vậy, làm thế nào để giúp phát hiện trẻ có nguy cơ bị xâm hại, quấy rối tình dục và giúp trẻ tự bảo vệ mình trước nanh vuốt “yêu râu xanh” núp bóng người thân, thầy giáo?
Bình luận 0

Hầu hết các vụ xâm hại, dâm ô trẻ em đều bị phát giác khi quá muộn. Hành vi dâm ô của thủ phạm đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng phụ huynh không hề hay biết. Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, có 5 dấu hiệu giúp phụ huynh sớm phát hiện ra việc con mình bị quấy rối, dâm ô hay xâm hại tình dục.

Phát hiện sớm trẻ bị xâm hại, quấy rối tình dục

img

Cha mẹ cần phát hiện những biểu hiện sớm khi con bị xâm hại, dâm ô (ảnh minh họa: IT)

Cụ thể, biểu hiện đầu tiên là trẻ đột ngột bỏ ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thương, ham ngủ hơn; thứ 2, con tỏ thái độ né tránh người khác, đặc biệt là nam giới (kể cả bố); thứ 3, con đột nhiên tắm rất lâu và tắm rất nhiều (hành vi này rất đặc thù ở những nạn nhân bị xâm hại tình dục); thứ 4 con có những biểu hiện bất thường như hay tè dầm, khóc đêm, thích móng tay, và thường ngồi gặm suốt ngày,...; thứ 5, con khóc, la hét, hoảng hốt bật dậy trong đêm. Hiện tượng này là rõ nét nhất. Nếu các cha mẹ thấy con khóc hờn liên tục trong vài đêm liền, ngồi dậy la hét và ai động vào thì vung chân tay loạn xạ,… chắc chắn chúng ta cần đặt câu hỏi xem, con đã bị xâm hại hay chưa.

Xử lý khi biết con bị xâm hại, dâm ô thế nào?

Khi phát hiện chắc chắn con bị xâm hại tình dục, việc cư xử của cha mẹ rất quan trọng. Nhiều bậc cha mẹ không giữ nổi bình tĩnh đã làm toáng lên khiến trẻ xấu hổ, mặc cảm; một số khác thì giấu kín vì sợ làm ầm con sẽ khó sống yên ổn, ảnh hưởng đến danh dự gia đình. Hai cách làm này đều sai lầm.

Theo TS tâm lý Vũ Thu Hương, cách cư xử của cha mẹ như trên sẽ khiến cho đứa trẻ thất vọng. Bởi lẽ, khi trẻ bị xâm hại, trong lòng con đang có sự đấu tranh quyết liệt không hiểu mình bị phơi bày cơ thể trong tay người lạ thì mình là người xấu hay kẻ kia là người xấu. Nếu cha mẹ không tỏ rõ thái độ bênh vực con, trẻ rất dễ nghĩ rằng mình có tội, mình đáng xấu hổ.

“Khi con bị xâm hại, việc tố cáo tội phạm là việc cha mẹ nên làm để cứu chính con mình. Chỉ có cách đó, các con mới yên tâm rằng các con không phải người xấu, các con được bố mẹ và pháp luật bảo vệ. Các con sẽ nhan chóng lấy lại tinh thần” – bà Hương nói.

Đừng mất bò mới lo làm chuồng

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, phụ huynh không nên chờ đến khi “mất bò mới lo làm chuồng” hãy trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho con mình từ lúc còn nhỏ và thường xuyên, liên tục.

Theo TS Hương, các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ lót từ sớm, khoảng 3 tuổi và dặn trẻ khu vực bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm, ai động vào khu vực đó mà chưa có sự đồng ý của con thì đều là người xấu, bất kể đó có là người thân thiết. Trẻ biết được quy tắc đồ lót này có thể giữ gìn bản thân tránh khỏi phần lớn các nguy cơ bị xâm hại. Ngoài ra, cần hướng dẫn cho trẻ trong những tình huống khẩn cấp, có thể làm bất cứ điều gì để được an toàn như gào to, kêu khóc, cắn... và bỏ đi ngay để thoát thân.

Dưới đây là clip hướng dẫn trẻ thoát thân khi gặp những tình huống có nguy cơ bị xâm hại, quấy rối tình dục:

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem