Biên giới phía Bắc
-
Chiều nay (30/5), phát biểu trước Quốc hội, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Giang) đã nêu vấn đề môi trường trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam –Trung Quốc. Theo ông đây là vấn đề cần phải quan tâm.
-
“Sau khi đi thị sát thực tế chiến trường, kiểm tra các đơn vị chiến đấu và nghe báo cáo, Đại tướng Lê Đức Anh quyết định rút toàn bộ đội hình Quân đoàn 29, Quân khu 2 lùi xuống phía sau để phòng ngự, không áp sát biên giới nữa. Giữa lúc biên giới phía Bắc đang căng thẳng mà cho bộ đội chủ lực lùi xuống khiến chúng tôi phân vân. Sau này mới thấy quyết định của Đại tướng Lê Đức Anh là sáng suốt”, Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm kể với PV Dân Việt.
-
40 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc chưa bao giờ phai mờ trong ký ức mỗi người Việt Nam với sự căm phẫn, đau thương và bi tráng.
-
“Giờ mẹ không còn khóc nữa, chỉ nhớ và tự hào về Chinh thôi” là những lời bắt đầu cho câu chuyện xưa của cụ Khương Thị Chu (85 tuổi) kể về người con trai Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh tại điểm nóng biên giới phía Bắc.
-
Rạng sáng ngày 17/2/1979, khi cả thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn còn đang ngủ say thì từ bên kia biên giới, quân địch tràn sang, pháo bắn đỏ rực cả bầu trời. Người dân thị trấn, không có nổi một tấc sắt trong tay vội vàng bồng bế nhau vào hang đền Mẫu lánh nạn...
-
Trong chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, Trung Quốc có 2 thất bại cay đắng khi sử dụng bộ binh và xe tăng phối hợp tấn công qua biên giới. Điều này phần nào nói lên mặt hạn chế khi tác chiến thực địa của quân đội Trung Quốc thời điểm đó.
-
“Cuốn sách ra mắt vào thời điểm này có giá trị rất lớn: Vừa tròn 40 năm kỷ niệm ngày thành lập Quân đoàn 14, cũng là tròn 40 năm kỷ niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Sự trùng hợp này đã thôi thúc chúng tôi phải làm điều gì đó để tri ân hàng vạn liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương”, Đại tá Ngô Văn Học, chủ biên cuốn sách "Những người đi giữ biên cương" chia sẻ với PV Dân Việt.
-
"Từ năm 1979 đến nay không một lần được gọi một tiếng Mẹ ơi mà lòng thấy tội nghiệp lắm", chị Nông Thị Kim Chung (người nhà nạn nhân vụ thảm sát Tổng Chúp - Cao Bằng) ôm mặt khóc nức nở khi nói về mẹ. Không riêng chị Chung, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, rất nhiều người mẹ đã mất con, vợ mất chồng, con mất cha và trong tận cùng những nỗi đau ấy, họ đều ước vọng chiến tranh chưa từng xảy ra.
-
Đó là chia sẻ của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trong chuyến thăm hỏi, tặng quà, chúc tết nhân dân, cán bộ 2 tỉnh Cao Bằng, Hà Giang vừa qua...
-
Cửa khẩu Thanh Thủy nay trông rất khác, hiện đại, khang trang. Một con đường lớn, hiện đại được mở từ thành phố Hà Giang kéo dài đến cửa khẩu. Ngay tại ngã 3 Thanh Thủy, nơi mà cách đây hơn 30 năm về trước, nó còn được mệnh danh là “ngã 3 cửa tử”.