Dưới thời Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, phía Mỹ nhận định rằng để đối phó với lối chiến tranh du kích đang ngày càng mở rộng về quy mô ở khu vực Đông Dương thì nước Mỹ cần có một kiểu chiến tranh không quy ước với các đơn vị đặc biệt. Nguồn ảnh: Navyseal.
Tới năm 1961, một lực lượng đặc nhiệm hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ đã được thành lập bởi Đô đốc Arleigh Burker với mục tiêu chống chiến tranh du kích và sử dụng chính chiến tranh du kích để đối phó lại chiến thuật chiến tranh du kích đang diễn ra trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phạm vi hoạt động của lực lượng này gần như không có giới hạn bao gồm cả trên biển (sea), trên không (air) và trên đất liền (land), do đơn vị này được định danh là SEAL tiền thân của biệt kích hải quân của Mỹ ngày nay. Nguồn ảnh: Navyseal.
Các thành viên đầu tiên của lực lượng SEAL được tuyển chọn từ chính lực lượng Đột kích Dưới nước (Underwater Demolition Teams) được thành lập từ Chiến tranh Triều Tiên. Những thành viên này được đào tạo cấp tốc về tác chiến trong rừng rậm châu Á, học nhảy dù và học các kỹ năng sinh tồn để phù hợp với các hoạt động của SEAL tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Warera.
Nếu như lực lượng MACVSOG của Mỹ chịu sự chỉ huy trực tiếp từ Lầu Năm Góc để tiến hành các chiến dịch có mục tiêu chiến lược thì SEAL lại được chỉ huy từ Hải quân Mỹ, chịu trách nhiệm thực hiện chiến tranh chống du kích và mang tính chiến thuật nhiều hơn. Nguồn ảnh: Mighty.
Bắt đầu từ năm 1962, các đơn vị đầu tiên của SEAL đã bắt đầu "vét" đủ quân từ các đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của Hải quân Mỹ để thành lập một đơn vị "đỉnh của đỉnh". Những binh lính dày dặn trận mạc này sẽ được học thêm các kỹ năng chiến đấu tay không, nhảy dù từ độ tầm cao, chiến tranh phá hoại và tùy theo từng địa bàn hoạt động họ sẽ được học ngoại ngữ tiếng Việt, tiếng Khmer hay tiếng dân tộc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các đơn vị SEAL trong Chiến tranh Việt Nam lần đầu được triển khai ở khu vực xung quanh Đà Nẵng từ năm 1963. Tại đây, họ được làm quen với các kiểu chiến tranh du kích, tận mắt nhìn thấy những làng mạc ở Việt Nam, nơi vừa là chỗ ở của người dân, vừa là "bãi chiến trường" khi xảy ra giao tranh giữa quân giải phóng với các lực lượng quân sự của Mỹ và Sài Gòn. Nguồn ảnh: Navyseal.
Khác với kiểu giao tranh quy ước của Quân đội Mỹ đó là giữ khoảng cách và xác định vị trí của đối phương sau đó sử dụng hỏa lực mạnh như pháo, phi pháo, hải pháo để tấn công. Lực lượng SEAL có lối đánh gần như quân giải phóng đó là áp sát, chiến đấu ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Youtube.
Ban đầu, lực lượng SEAL của Mỹ đã gây rất nhiều khó khăn cho phía ta vì lực lượng du kích địa phương rõ ràng không thể giao tranh với một lực lượng nhà nghề và thiện chiến như SEAL. Phải tới những năm 1966, các lực lượng đặc nhiệm SEAL của Mỹ mới gặp được đối thủ xứng tầm đó là Đặc công Rừng Sác của ta khi hai bên giao tranh với nhau trong Đặc khu Rừng Sác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới lúc này, phía SEAL của Mỹ đã có tổng cộng 8 trung đội hoạt động tại miền Nam Việt Nam. Các đơn vị SEAL của Mỹ gần như không có bất cứ quy chuẩn nào về trang bị, họ có thể sử dụng cả vũ khí của Mỹ lẫn Liên Xô, tự "độ" lại súng theo ý thích và nổi tiếng là bất tuân thượng lệnh, ngang ngược, cứng đầu và bất chấp cả trong lúc ở hậu cứ hay lúc chiến đấu trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới năm 1967, lực lượng SEAL của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu có sự tham gia của cả những binh lính Sài Gòn và người dân tộc. Lực lượng hỗn hợp này là bước đầu người Mỹ sử dụng để rút dần SEAL ra khỏi Việt Nam do quy mô chiến tranh đang ngày càng tăng và các nhiệm vụ phá hoại bằng cách tung vài toán biệt kích đặc nhiệm SEAL vào hậu cứ của quân giải phóng dường như đang dần dần không đạt hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới năm 1971, Trung đội SEAL cuối cùng đã rút ra khỏi Việt Nam, cố vấn đặc nhiệm SEAL cuối cùng rút ra khỏi Việt Nam vào năm 1973. Tổng cộng trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, phía SEAL đã mất 48 thành viên. Kể từ đó tới nay, phía SEAL đã tác chiến trên nhiều chiến trường, lập được nhiều chiến công hiển hách nhưng dường như chưa bao giờ SEAL gặp phải "đối thủ" xứng tầm với họ như lực lượng Đặc công Rừng Sác trên chiến trường Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.