Bất chấp sự ngăn cơ quan chức năng, hàng trăm ngư dân vẫn đổ xô khai
thác cổ vật trái phép Nhiều con tàu cổ bị đắm liên tiếp được phát hiện ở vùng biển xã Bình Châu, Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang tạo ra hấp lực cực lớn, khiến ngư dân đổ xô vào “hôi” cổ vật bất chấp sự ngăn cấm của cơ quan chức năng. Nhiều ngư dân bỏ cả biển để bám con tàu chìm.
Một thời cổ vật
Nói về những
xác con tàu đắm, nhiều bậc cao niên ở xã Bình Châu cho biết, theo các đời cha
ông kể lại, trước kia khu vực thôn Châu Me (xã Bình Châu) từng có một ngôi chợ
sầm uất, gần bến sông thông ra eo biển, là nơi thông thương buôn bán, tiếp tế
lương thực… của nhiều tàu bè từ khắp nơi.
Tàu thuyền đến giao thương buôn bán,
để neo đậu được phải đi qua con lạch Bàn Thủ để vào Trảng Nước, ngay sát chợ
Châu Me. Về sau, lạch Bàn Thủ bị bồi lấp dần, tàu thuyền không vào được Trảng
Nước nên đành phải neo đậu ở eo biển (tên gọi là Vũng Tàu) - đây là vùng bãi
ngang, thường xuyên phải hứng chịu những trận gió mùa đông bắc, sóng dữ.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, eo biển Vũng Tàu vẫn còn nhiều tàu cổ
bị đắm vẫn chưa được phát hiện
Ông Võ Dưng
(80 tuổi, ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) kể: “Chuyện phát hiện tàu cổ
đắm không có gì lạ với người dân địa phương. Cách đây 25 năm, trong lúc kéo
lưới tại Hòn Nhàn (thôn Gành Cả), ngư dân phát hiện hàng nghìn cổ vật như bát,
dĩa… bị mắc trong lưới hoặc bị sóng đánh dập vào trong ghềnh đá.
Thời đó, vì
không biết được giá trị thực nên ít ai mặn mà trong việc khai thác. Bán không
có người mua nên nhiều người chỉ nhặt về cho trẻ con chơi”.
Ông Dưng cũng cho biết
thêm những năm về sau, khi cổ vật bắt đầu có giá trị trên thị trường “ngầm”, nhiều
người đổ xô đi lặn cổ vật trái phép và nghề lặn cổ vật ở đây cũng xuất hiện từ
đó.
Ở xã Bình
Châu, hầu như nhà nào cũng trưng bày đồ cổ trong tủ kính mà họ “săn” được trong
những chuyến lặn biển.
Cơn sốt cổ vật
Sau khi người
dân phát hiện xác con tàu đắm thứ 3 tại thôn Châu Me. Hàng trăm ngư dân ngày
đêm dùng máy dò, máy hút cát soi tìm cổ vật. Làng chài vốn dĩ bình yên, đã bị
khuấy động. Người người mất ăn, mất ngủ đắm theo giấc mơ cổ vật.
Sau nhiều
ngày trắng tay, vừa gặp chúng tôi, ngư dân Nguyễn Tấn Biên ở thôn Gành Cả chỉ
tay vào vùng bụng, ngực với những vết thương bầm tím phân trần: “Nếu may mắn
tìm được cổ vật cũng rất khó mang lên được bờ, trong khi lặn sẽ có rất nhiều
những tay “hôi” của luôn bám sát theo từng cử động của mình.
Tìm được cổ vật
nào là bị cướp trên tay trắng trợn kèm theo đó là những trận đòn vô tội vạ giữa
biển. Mình săn cổ vật còn họ săn… mình nên chuyện bị đánh đập luôn diễn ra”.
Phần lớn cổ vật được người dân khai thác trái
phép chỉ là những mảnh vỡ.
Vợ
anh Võ Văn Bảy (thôn Gành Cả, xã Bình Châu) sáng sớm tinh mơ đã vội mang thức ăn
ra biển để tiếp tế cho chồng lặn cổ vật. Chị không giấu được tâm trạng não nề:
“Đang yên đang lành đánh cá ở ngoài khơi nhưng nghe nhiều người nói có cổ vật
là ông ấy (anh Bảy - PV) tức tốc bỏ biển chạy vô bờ liền.
Đã hơn một tuần nay rồi
mà có tìm thấy được gì đâu. Riêng tiền dầu chạy máy nổ một ngày cũng mất 1,5
triệu đồng. Ném lao phải theo lao, may ra kiếm được thì vớt vát được chút ít, chứ
cứ tình hình này thì tiền của, công sức cũng đổ ra biển hết”.
Ông Nguyễn
Văn Hùng- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, cho biết: “Phát hiện được nhiều xác
tàu cổ rất có ý nghĩa văn hóa tuy nhiên lại kéo theo hệ lụy, là rất nhiều ngư
dân trong xã đã bỏ bê công việc, lao vào công việc trái phép. Chúng tôi
mong cổ vật sớm được nhà nước tổ chức khảo sát, khai quật và bảo vệ để trả lại
sự bình yên cho cuộc sống làng chài này”.
Ngọc Viên (Ngọc Viên)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.