Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Nguyễn Thanh Đ (67 tuổi, ở Vĩnh Phúc) từng bị mang tiếng vì đi xét nghiệm ADN với cháu nội của mình. Được biết, thời điểm ông đi xét nghiệm, con trai ông Đ đang công tác xa nhà. Thế nhưng, chính việc làm của ông Đ đã phơi bày bí mật phía sau của con dâu.
Ông Đ cho biết, con trai ông lấy vợ 4 năm, nhưng đợi mãi vẫn chưa có tin vui. Khi hỏi, hai vợ chồng nói rằng, do công tác xa nhà, ít khi gần nhau nên chậm con cũng là chuyện bình thường. “ Con trai tôi làm việc xa, rất ít khi về thăm nhà. Còn con dâu làm việc ở thành phố, xa nhà chồng vài chục cây số nên cũng thuê trọ để tiện cho công việc ”, ông Đ chia sẻ.
Rồi một ngày, bỗng con trai ông Đ gọi điện về báo, vợ đã có bầu được vài tháng và nói cả ngày dự sinh, khi vợ chồng ông Đ hạnh phúc vô cùng. Biết tin con dâu có bầu, lại đang ở xa nhà nên vợ chồng ông Đ muốn lên chăm nom và đỡ đần con dâu, nhưng người con dâu nhất mực từ chối.
Hai vợ chồng ông Đ quyết định bắt xe lên tận nơi trọ, khi đó mới biết con dâu đã chuyển đến nơi trọ mới. Hỏi thăm nhiều người hai vợ chồng ông Đ mới biết được nơi ở mới của con dâu. Khi đó người con dâu vô cùng bất ngờ vì sự xuất hiện của bố mẹ chồng.
“Sao chồng con bảo còn một tháng nữa con mới sinh mà giờ đã sinh cháu rồi? Con chuyển nhà không báo với bố mẹ khiến bố mẹ tìm mãi mới được ”, ông Đ thắc mắc và nhận được câu trả lời: “Bác sĩ bảo phải sinh trước vì cạn ối, con chuyển nhà mới cho rộng hơn, chưa kịp báo với bố mẹ ”.
Nhìn điệu bộ ấp úng và dáng vẻ không giống một người mới sinh con của con dâu, vợ ông Đ tỏ vẻ nghi ngờ. Sau chuyến đi thăm cháu về, người đàn ông này nặng trĩu tâm sự.
“Tôi có nói chuyện với con trai, con trai đồng ý gửi người bạn mẫu tóc mang về trước, nhưng người nhận là con dâu tôi. Dù vậy, tôi vẫn quyết định lấy mẫu tóc và cuống rốn để mang đi xét nghiệm ”, ông Đ chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền Hà Nội cho biết, khi mang mẫu đến xét nghiệm ADN, người đàn ông rất lưỡng lự mặc dù mẫu đều đạt tiêu chuẩn để làm xét nghiệm huyết thống.
Suy nghĩ một hồi, người đàn ông quyết định không làm xét nghiệm huyết thống bố-con, mà đổi làm xét nghiệm xác định quan hệ ông-cháu.
“Ông không tin cả con trai mình sao? ”, bà Nga hỏi và ông Đ chỉ im lặng, đề nghị trung tâm xét nghiệm thật chính xác. Đến ngày hẹn lấy kết quả, vợ chồng ông Đ đã đến trung tâm xét nghiệm, kết quả cho thấy đứa bé không có quan hệ huyết thống với ông.
“Tôi biết trước kết quả này rồi. Thực lòng tôi rất muốn có một đứa cháu, nhưng không phải theo cách này ”, ông Đ nói với bà Nga và kể lại toàn bộ câu chuyện như trên. Khi đó, giám đốc trung tâm xét nghiệm cũng đã hiểu, vì sao người đàn ông này lại xét nghiệm ông - cháu, thay vì bố - con, vì ông sợ người con dâu tráo mẫu trước đó.
Nghe câu chuyện của ông Đ, bà Nga nghĩ tới một người phụ nữ trước đó cũng đã đến trung tâm đề nghị làm xét nghiệm ADN, câu chuyện người phụ nữ này trùng khớp với những gì ông Đ kể.
“Cô ấy kể rằng, do bản thân không có khả năng sinh con, nhưng rất yêu chồng và sợ bị chồng ruồng bỏ nên cô đã tìm cách xin một đứa con và nói dối mình đã mang thai. Sợ bị lộ chuyện nên cô ấy đến xin mua một tờ kết quả xét nghiệm ADN giả để chứng minh với nhà chồng ”, bà Nga kể lại.
Trước lời đề nghị của người phụ nữ này, bà Nga đã thẳng thừng từ chối và khuyên cô nên nói rõ sự thật để nhận được sự thông cảm. Tuy nhiên, cô gái đã không nghe lời. Cô cứ nghĩ tráo mẫu của chồng bằng mẫu của người bố thật thì sự thật sẽ bị chôn vùi. Cô không ngờ rằng bố mẹ chồng cô “cao tay” đã chọn cách xét nghiệm quan hệ ông - cháu thay vì bố - con.
Theo các chuyên gia di truyền, xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống ông-cháu sẽ cho kết quả chính xác lên đến 99,99%. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác thì cần đảm bảo một số lưu ý sau:
- Ông hoặc cháu có bệnh lý liên quan đến máu như đã phải ghép tủy hoặc truyền máu thì ít nhất phải từ 3-6 tháng trở lên mới được lấy mẫu. Ngoài ra, không nên tự lấy mẫu tại nhà mà cần đến Bệnh viện hoặc Trung tâm xét nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ.
- Việc lấy mẫu cần thực hiện riêng biệt cho mỗi người, sau đó nhanh chóng bỏ vào phong bì và ghi đầy đủ thông tin để tránh nhầm lẫn và ảnh hưởng đến chất lượng mẫu.
- Thời gian lưu trữ mẫu phụ thuộc vào từng loại mẫu, với thời gian bảo quản khác nhau như sau: Mẫu máu và mẫu niêm mạc miệng có thời gian bảo quản dưới 2 tháng, mẫu tóc có chân được bảo quản dưới 6 tháng, mẫu móng tay/chân được bảo quản dưới 1 năm và mẫu cuống rốn được bảo quản dưới 10 năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.