Ngày 3/1, Bộ GD-ĐT đối thoại với GS Hồ Ngọc Đại và PGS-TS Nguyễn Kế Hào, đại diện chương trình Công nghệ Giáo dục (bộ SGK bị loại trước đó).
TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT khẳng định, quy trình thẩm định SGK của Bộ GD&ĐT hoàn minh bạch và diễn ra đúng quy định.
Thành viên hội đồng thẩm định có 15 ngày nghiên cứu sách giáo khoa độc lập, sau đó có các buổi làm việc chung và nghe đối thoại của tác giả.
Các thành viên tiếp tục làm việc độc lập và bỏ phiếu. Sau đó, hội đồng gặp gỡ thông báo cho tác giả sách giáo khoa ý kiến đánh giá của hội đồng. Trong quá trình thẩm định, có 2 lần tác giả được gặp, nghe ý kiến, đối thoại với hội đồng.
GS Hồ Ngọc Đại bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT xác nhận bộ sách công nghệ giáo dục cho năm học mới.
Trong đợt thẩm định đầu tiên, có 49 bản thảo SGK đăng kí, trong đó có 38 bản thảo được hội đồng đánh giá đạt, 11 bản thảo không đạt ở cả vòng 1 và 2.
Những SGK đạt lại tiếp tục được rà soát, tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan trước khi trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Đối với Bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục đã bị 15/15 thành viên hội đồng xếp loại "Không đạt".
Theo Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, với bộ sách này gần 300 nội dung, chi tiết cần sửa, cần bỏ, phần lớn là những nội dung mà hội đồng cho rằng sách "vượt chương trình", "quá khó với học sinh lớp 1", một số vấn đề kỹ thuật, trình bày.
Bộ GD&ĐT đã thành lập hội đồng thẩm định chương trình Thực nghiệm theo 2 vòng. Hội đồng đã trình bộ trưởng kết quả đánh giá vòng 1 chương trình Thực nghiệm phù hợp với chương trình hiện hành và cho phép thực hiện 1 năm trước khi chương trình GD phổ thông mới triển khai.
Ở vòng 2 hội đồng cũng khẳng định có một số ý kiến góp ý từ vòng 1 đã được tác giả sửa chữa, nhưng còn một số nội dung chưa sửa chữa. Việc đánh giá chương trình thực nghiệm đã làm từ năm 2017 và có kết luận.
Tuy nhiên, PGS .TSKH Nguyễn Kế Hào cho rằng, chương trình công nghệ giáo dục được triển khai tại các tỉnh, thành và được phản hồi tích cực như Hà Nam, học sinh học sách công nghệ xong không nói ngọng. Một số tỉnh khác, học sinh không tái mù.
PGS Phan Kế Hào cho rằng, đây là đánh giá không bình thường làm cho dư luận bức xúc. Nhóm tác giả "Công nghệ giáo dục" sẽ tiếp tục có ý kiến lên cấp trên về việc "Công nghệ giáo dục" bị đánh giá không đạt, không thể trở thành một trong những bộ sách giáo khoa được sử dụng trong trường học thời gian tới.
Còn GS Hồ Ngọc Đại bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT xác nhận bộ sách này cho năm học mới.
“Khi bộ sách bị loại, tôi không oán trách Hội đồng thẩm định bởi họ làm đủ trách nhiệm. Bộ sách công nghệ của chúng tôi thực nghiệm 40 năm và dạy Công nghệ giáo dục tại Nga. Trong 40 năm đó, tôi không hề xa rời việc dạy học trong nhà trường. Từ những gì nghiên cứu, thực nghiệm, tôi chịu trách nhiệm với những gì mình viết ra. Vì lí lẽ đó, tôi cho rằng không thể sửa chữa”, GS. Hồ Ngọc Đại nói.
Trước kiến nghị của nhóm tác giả sách công nghệ giáo dục, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định: “Để tạo ra sự công bằng giữa các bộ sách, cần xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí thống nhất trên toàn quốc. Vì vậy đề xuất của PGS Nguyễn Kế Hào rất khó thực hiện. Chương trình đổi mới sách giáo khoa thay đổi từ mục tiêu thì nội dung phải thay đổi”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thông tin.
Kết thúc buổi đối thoại, Bộ GD-ĐT ghi nhận, tổng hợp ý kiến của GS Hồ Ngọc Đại, PGS TS Nguyễn Kế Hào để tiếp tục báo cáo lên Chính phủ.
Sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua hiện không...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.