Đầu tháng 10, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục yêu cầu không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa; Không dạy nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; Tuyệt đối không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa.
Sau khi yêu cầu này được đưa ra, nhiều giáo viên cho rằng "tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa" là yêu cầu có phần cứng nhắc, không phù hợp cho sự phát triển.
Một số giáo viên dẫn chứng: Ở những bộ môn như Lịch sử, Địa lý, ngoài những nội dung được thể hiện trong SGK thì giáo viên có vai trò cập nhật đầy đủ thông tin liên quan mới nhất tới bài học. Còn những kiến thức không liên quan đến nội dung SGK không được dạy là đúng. Vì có nội dung một đằng nhưng giáo viên lại đưa ra những kiến thức một nẻo, xa rời SGK, xa nội dung đã học.
Bộ GD-ĐT không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với nội dung trong sách giáo khoa.
Chiều 17/10, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT đã lên tiếng về yêu cầu này.
Theo ông Thành, do sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình nên ý cuối cùng trong công văn có nội dung diễn đạt gây hiểu lầm. Cụ thể: Câu "bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu", nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa.
“Bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ”, ông Nguyễn Xuân Thành cho hay.
Trong quá trình tập huấn triển khai thực hiện sắp tới, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về việc này để các nhà trường, giáo viên, học sinh thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ.
Yêu cầu tuyệt đối không dạy các nội dung ngoài sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo gây những ý kiến trái chiều.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.