Đề xuất xây cao ốc 70 tầng tại khu vực ga Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND TPHà Nội nêu ý kiến về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận.
Theo Bộ GTVT, đồ án quy hoạch được lập khá công phu, nhiều nội dung nghiên cứu chi tiết, đã có mối liên hệ mật thiết với định hướng quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội và các dự án phát triển đường sắt có liên quan khu vực ga Hà Nội (dự án tuyến ĐSĐT số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi và tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội).
Việc lập quy hoạch ga Hà Nội là cần thiết, nhất là việc xác định ga Hà Nội và vùng phụ cận cần được xây dựng một cách thống nhất, đồng bộ và là cơ sở để tổ chức thực hiện quy hoạch. Đồng thời, hướng tới Thủ đô văn minh, hiện đại và để cụ thể hoá Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ GTVT đề nghị Hà Nội phải làm rõ cơ sở lựa chọn phạm vi quy hoạch, phân khu chức năng và tính cấp thiết của việc lập quy hoạch; rà soát kỹ khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải khi dân số quy hoạch tại đồ án này; rà soát các số liệu điều tra khảo sát hiện trạng về dân cư, mật độ giao thông trên các tuyến đường trong khu vực quy hoạch cũng như các tuyến giao thông kết nối vùng quy hoạch với khu vực lân cận để đảm bảo liên thông vận tải toàn thành phố.
Phân tích tính toán kỹ về dự báo nhu cầu vận tải khu vực quy hoạch để đảm bảo tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông, cũng như năng lực đáp ứng của các loại hình vận tải so với nhu cầu hành khách tham gia giao thông.
Thêm nữa, theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải, ga Hà Nội còn được xác định là ga của tuyến đường sắt tốc độ cao, vì vậy cần nghiên cứu bổ sung dự báo lưu lượng hành khách của tuyến đường sắt tốc độ cao phân bổ cho khu vực quy hoạch.
Theo Bộ GTVT, theo quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội được phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, ga Hà Nội là ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị bổ sung các chỉ tiêu dự báo nhu cầu vận tải trong tương lai cho từng loại hình giao thông tại khu vực; đồng thời, cần rà soát các giải pháp để giảm ùn tắc giao thông trong khu vực xây dựng quy hoạch, các bước triển khai thực hiện.
Đánh giá cụ thể các hạng mục công trình nhằm đảm bảo công năng phục vụ cho hoạt động vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch và cần có cơ chế để tái đầu tư phát triển hạ tầng giao thông quốc gia.
Tháng 9/2017, Hà Nội đã xin ý kiến các bộ ngành về đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận. Theo quy hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Tư vấn đề xuất chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều ca kiến trúc...
Trong 9 phân khu, các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng.
|
Giữa thời điểm Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông, dân cư nội đô tăng chóng mặt thì việc...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.