1.Ngủ
Nhiều người tin rằng khi ngủ sẽ giúp quên đi cảm giác thèm ăn. Họ sử dụng thuốc an thần vào ban ngày để tránh việc phải ăn. Một trong những người nổi tiếng đã thử chế độ ăn kiêng này là vua nhạc rock Elvis Presley, ông đã rơi vào trạng thái hôn mê sau vài ngày áp dụng. Sự nguy hiểm của việc ăn kiêng kiểu này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
2.Hút thuốc lá
Chế độ ăn kiêng này là kết quả của chiến dịch quảng cáo thuốc lá điếu của Lucky Strike trong những năm 1920. Chất nicotine trong thuốc lá có thể giúp ngăn chặn sự thèm ăn. Tuy nhiên, hút thuốc đã làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, đau tim, và ung thư phổi.
3. Hallelujah
Hallelujah chủ yếu sử dụng thực phẩm tươi sống và rau củ như trong Kinh thánh, có tác dụng làm sạch cơ thể khỏi độc tố. Điều này khá cực đoan, không cân bằng khi các sản phẩm từ động vật đều bị cấm.
4.Sán dây
Xu hướng ăn kiêng kinh tởm này bắt đầu từ thời Victoria, khi tất cả phụ nữ đều bị ám ảnh bởi cân nặng. Vào thế kỷ 20, có tin đồn rằng ca sĩ Maria Callas đã ăn sán dây để giảm cân. Tuy nhiên, những người tin vào chế độ ăn kiêng này đã thật sự nuốt một viên thuốc chứa trứng sán dây. Cùng với việc giảm cân, họ sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn và sốt.
5.Bông gòn
Vào năm 2013, một video xuất hiện trên Youtube, một thanh niên đã dùng bông gòn nhúng vào nước trái cây rồi nuốt. Những người ăn kiêng quên rằng, hầu hết bông gòn không được làm từ quả bông tự nhiên, nó chứa nhiều chất hóa học, có thể gây tắc nghẽn đường ruột.
6.Giấm
Những người nổi tiếng vào thế kỷ 19 đã bị ám ảnh bởi việc ăn kiêng. George Gordon Byron, nhà thơ thế kỷ 19 bắt đầu ăn kiêng khi theo học đại học, ông sống bằng bánh quy, soda và khoai tây với giấm. Chế độ ăn uống của ông không thay đổi nhiều theo tuổi tác, bao gồm một miếng bánh mì cho bữa ăn sáng, một đĩa salad cho bữa tối. Ông đã ăn vài thìa giấm để ngăn sự thèm ăn của mình trước mỗi bữa ăn. Lưu ý, ăn nhiều giấm có thể gây hại cho sức khoẻ như ăn mòn men răng, bỏng cổ họng, và các vấn đề về tiêu hóa.
7.Ảo giác
Vào năm 2000, một nhà phát minh người Nhật đã phát hiện ra rằng khi nhìn vào màu đỏ và màu vàng thì có cảm giác ăn ngon miệng hơn, trong khi màu xanh thì không có. Do đó, khi đeo kính màu xanh khi ăn sẽ làm thức ăn trông không hấp dẫn, và bạn sẽ ăn ít hơn. Không có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng cách làm này là đúng.
8.Nhai
Vào thế kỷ 20, Horace Fletcher nổi tiếng như là một cỗ máy nghiền thức ăn. Mỗi lần ăn, ông nhai từ 32-80 lần, đến mức thực phẩm hóa lỏng. Mặc dù cách giảm cân này không có bằng chứng khoa học cho thấy nó hiệu quả, nhưng một số người như John D. Rockefeller, Franz Kafka, và Theodore Roosevelt cũng làm theo.
9. Andy Warhol
Trong cuốn sách “The Philosophy” của Andy Warhol, người nghệ sĩ này đã chia sẻ cách ăn kiêng của mình có phần rất kỳ lạ. Anh thừa nhận rằng mỗi khi đi đến một nhà hàng, anh sẽ gọi thức ăn mình không thích. Vào cuối bữa ăn, toàn bộ thức ăn dư anh sẽ xin mang về và đem cho những người vô gia cư trên đường.
10.Bánh quy
Chế độ ăn đặc biệt này được tạo ra bởi tiến sĩ Sanford Siegal vào năm 1975. Mọi người sẽ ăn 6 lát bánh quy vào buổi sáng và trưa, buổi tối nhất định phải là thực phẩm lành mạnh, ít calo. Bánh quy được làm từ yến mạch, hoa quả, axit amin và có nhiều hương vị khác nhau. Một số chuyên gia dinh dưỡng không chắc chắn liệu chế độ ăn kiêng hạn chế này có cân bằng hay tốt cho sức khoẻ của bạn hay không.
11.Detox
Chế độ ăn kiêng này do Beyonce ủng hộ, cô đã thay thể toàn bộ bữa ăn thành nước chanh, siro làm từ nhựa cây phong, ớt bột. Mặc dù, cách ăn uống này cho phép bạn giảm cân rất nhanh, nhưng chỉ cần ngưng không làm, cơn thèm ăn sẽ tăng gấp đôi.
12.Miếng lưỡi
Miếng lưỡi được phát minh bởi bác sĩ phẫu thuật tạo hình Chugay. Nó liên quan đến việc may một miếng vá cho lưỡi. Khi ăn bạn sẽ cảm giác rất đau đớn, buộc phải chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng. Thường thì những người làm theo chế độ giảm cân này trong vòng 1 tháng, sau đó họ sẽ tháo nó ra.
Nho có vị ngọt nên nhiều người đang áp dụng chế độ giảm cân hoặc bệnh tiểu đường e dè khi ăn chúng. Liệu quan niệm...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.