Sáng nay (6/6), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đến 9h sáng có tới hơn 80 ĐB đăng ký chất vấn và tranh luận với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Vì thế, hệ thống máy tính bị treo.
Chất vấn tư lệnh ngành giáo dục, nhiều đại biểu nêu bất cập trong đào tạo mầm non nên xảy ra tình trạng bạo hành trẻ. Các đại biểu mong muốn Bộ trưởng Giáo dục nhìn nhận rõ thực trạng và đưa ra giải pháp.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, một vài cơ sở giáo dục mầm non vẫn xảy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ. Còn có tình trạng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử với trẻ chưa chuẩn mực. Một số vụ việc giáo viên mầm non có hành vi bạo hành trẻ.
“Trong số 15.000 cơ sở giáo dục mầm mon, 337.000 giáo viên thì cơ bản các thầy cô tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, song cũng đã xuất hiện tình trạng bạo hành trẻ ở một số cơ sở mầm non. Tại đây, vẫn có hiện tượng một số thầy cô không đủ năng lực, bộc phát, số báo chí đưa lên chưa phải là hết”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Bộ trưởng Nhạ bày tỏ: "Những vụ bạo hành trẻ mà báo chí đã nêu là không thể chấp nhận được. Cá nhân tôi với trách nhiệm người đứng đầu ngành giáo dục rất phản đối, có ý kiến chỉ đạo đưa những giáo viên không đủ năng lực ra khỏi ngành, không chần chừ. Các cơ sở để xảy ra tình trạng này phải bị đình chỉ, đóng cửa”.
Theo Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo, giải pháp khắc phục tình trạng này là phải được quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và có chế độ hợp lý.
“Hiện chế độ cho giáo viên mầm non thấp quá, ra trường khoảng 2,4 triệu đồng một tháng thì các cô rất khó khăn, đây cũng là lý do gây áp lực. Bộ Giáo dục đã làm việc với Bộ Nội vụ, một mặt tăng cường chất lượng đào tạo, chuẩn bị đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, mặt khác tăng chế độ đãi ngộ cho giáo viên mầm mon", Bộ trưởng Giáo dục thông tin.
Một số giáo viên, học sinh xuống cấp về đạo đức
Bộ trưởng Giáo dục đào tạo cho biết, gần đây, một số hiện tượng liên quan giáo dục khiến xã hội lo ngại, như: Học sinh vi phạm pháp luật, đánh nhau; vi phạm luật giao thông, kỹ năng sống hạn chế dẫn đến tự tử do sức ép thành tích học tập từ gia đình; học sinh không biết cách xử lý mâu thuẫn; kém hiểu biết về pháp luật, dễ bị kẻ xấu lôi kéo tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội...
Chủ cơ sở mầm non ở Đà Nẵng bạo hành trẻ.
Một số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng uy tín, hình ảnh nhà giáo, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội.
Để giảm thiểu tình trạng này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới có nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện đại, phong phú, phù hợp đặc điểm tâm lý và nhu cầu của đối tượng người học.
Chương trình hướng tới giảm bớt giáo dục lý thuyết, giáo điều; tăng cường giáo dục qua hoạt động trải nghiệm (về cảm xúc và hành vi, thái độ...), gắn liền những vấn đề thực tiễn.
Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em tại trường mầm non khiến nhiều phụ huynh lo lắng, một số nơi đã nghiên cứu đưa ra...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.