Kỳ cuối: Nhiều lỗ hổng khiến cơ quan quản lý kêu "khó">>
Bóc trần hành vi "rút ruột" BHXH bằng... phiếu nghỉ ốm(1)>>
Bóc trần hành vi "rút ruột" BHXH bằng... phiếu nghỉ ốm(2)Việc một phòng khám cấp ra gần 1.000 phiếu nghỉ ốm trái tuyến trong vòng 1 tháng đều được BHXH Bình Dương và TP.HCM cho là bất thường cần kiểm tra, rà soát. Tuy nhiên, cơ quan nào cũng thấy khó trong việc ngăn chặn tình trạng cơ sở y tế cấp phiếu nghỉ ốm tràn lan kiểu này.Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu C65-HD (thường gọi là phiếu nghỉ ốm C65) mà Phòng khám Việt Nguyễn đã cấp cho anh L.X.H - công nhân mà chúng tôi đã theo chân đi “xin” phiếu nghỉ ốm. Ảnh: Quốc Ngọc
Có lạm dụng tức có kẽ hởTrao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đăng Tiến - Phó Giám đốc BHXH TP.HCM - cho rằng cơ quan BHXH địa phương cần kiểm tra lại việc Phòng khám đa khoa Việt Nguyễn (Dĩ An, Bình Dương) trong thời gian 2 tháng đã cấp gần 2.000 phiếu nghỉ ốm cho chỉ riêng công nhân của một công ty trên địa bàn TP.HCM.
“Vấn đề là phòng khám này đã làm đúng quy trình như tiếp nhận bệnh, ra toa thuốc và phiếu C65 nhưng vẫn có dấu hiệu lạm dụng, như vậy là có kẽ hở. Tuy nhiên, bịt kẽ hở bằng cách nào là hết sức đau đầu”, ông Tiến nói.
Các quy định hiện hành chỉ xử lý trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực lao động và BHXH nên chưa đủ sức răn đe. Cơ quan BHXH chỉ có chức năng hậu kiểm, chứ hiện cũng không có lực lượng thanh tra.
Là người có kinh nghiệm hàng chục năm về quản lý lao động, bà Ngô Lợi Lợi - Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Freetrend (KCX Linh Trung 1, Q.Thủ Đức, TP.HCM) - cho rằng cơ quan chức năng cần quản lý hoạt động khám chữa bệnh, cấp phiếu nghỉ ốm chặt hơn nữa.
Theo bà Lợi, một nghịch lý mà doanh nghiệp hiện vẫn phải chấp nhận để người lao động nghỉ phép bệnh hợp lệ đó là việc khám bệnh ngoài giờ. Có không ít trường hợp công nhân ngày hôm đó báo bệnh không đi làm, rồi đi đâu đó giải quyết việc riêng. Đến tối trở về, họ vào một phòng khám nào đó khám bệnh và vẫn được cấp phiếu C65 cho phép bệnh cùng ngày.
Công ty TNHH Freetrend có khoảng 22.000 công nhân làm việc tại KCX Linh Trung 1, Q.Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: Quốc Ngọc
Cũng theo bà Lợi, phần lớn lý do nghỉ việc được ghi trên phiếu nghỉ ốm của công nhân hiện nay chỉ là những bệnh thông thường như nhức đầu, đau bụng… Bà đặt vấn đề, có cần phải cho công nhân nghỉ việc đối với các “kiểu” bệnh này hay không?
Quản lý lỏng lẻo và giải pháp chỉ là "để rà soát lại"Trước thông tin chúng tôi cung cấp, ông Bùi Hữu Phong - Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương, cơ quan trực tiếp quản lý và thanh toán khám BHYT đối với Phòng khám Việt Nguyễn - cũng khẳng định sẽ rà soát lại để xem tình hình phòng khám này thế nào.
“Cấp một ngàn phiếu nghỉ ốm trong một tháng là hơi nhiều. Chúng tôi sẽ quyết liệt kiểm tra, ngăn chặn tình trạng lạm dụng phiếu nghỉ ốm này. Tự cơ sở khám chữa bệnh phải xem xét lại. Chúng tôi sẽ không dung túng cho doanh nghiệp lạm dụng quỹ BHXH và quyết tâm phải làm cái này” - ông Phong hùng hồn.
Tuy nhiên, ông Phong cũng nói hiện chỉ biết khuyến cáo, giáo dục, răn đe chứ chưa có biện pháp nào hơn(?). Trách nhiệm chính trong việc để xảy ra tình trạng phòng khám cấp phiếu nghỉ ốm vô tội vạ trong thời gian 2 tháng qua là của BHXH tỉnh Bình Dương.
Và, ông Phong đã từ chối cung cấp cho chúng tôi số tiền mà cơ quan ông đã thanh toán thuốc BHYT cho Phòng khám Việt Nguyễn hàng tháng hoặc quý(?). Ông cũng nại lý do cần thời gian kiểm đếm khi chúng tôi yêu cầu cung cấp số lượng cùi phiếu nghỉ ốm thu về từ Phòng khám Việt Nguyễn mỗi tháng(?).
Theo chúng tôi, đây là những dữ liệu quan trọng cho thấy có sự bất thường trong việc cấp phiếu nghỉ ốm của một cơ sở y tế. Nếu theo dõi sát các số liệu này, chắc chắn BHXH tỉnh Bình Dương đã phát hiện sự việc, chứ không phải chờ cho đến khi chúng tôi đặt vấn đề mới bảo “để rà soát lại”.
Nhiều đối tượng có khả năng trục lợi từ phiếu nghỉ ốm
Về khả năng
trục lợi từ phiếu nghỉ ốm, ông Phạm Việt Tiến - Trưởng phòng Chế độ,
BHXH TP.HCM - cho biết có thể đó là người lao động, cơ sở y tế và cả người
sử dụng lao động.
Ông Tiến cho rằng việc Công ty Freetrend chi
nghỉ ốm gần 5 tỷ đồng/tháng là có dấu hiệu vượt quỹ phúc lợi khá cao. Trong
khi, số tiền tạm ứng theo quy định cho công ty chi phúc lợi chỉ khoảng
3,9 tỷ đồng/tháng. Chưa kể, chi thai sản trong quý III/2013 của công ty
đã là 14 tỷ đồng.
Theo ông Tiến, một công ty có đến 30% công nhân
bệnh tật là có vấn đề. Ông cho biết sắp tới BHXH TP.HCM cũng sẽ tiến
hành kiểm tra Công ty Freetrend để bảo đảm sản xuất và bảo vệ quỹ BHXH.
|
Quốc Ngọc ( Quốc Ngọc)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.