Bom nhiệt hạch Ivy Mike lần đầu được Mỹ thử nghiệm năm 1952 với sức công phá 10,4 megaton.
Theo Al Jazeera, Triều Tiên từ lâu đã theo đuổi công nghệ tên lửa hạt nhân tầm bắn vươn đến Mỹ. Hôm 3.9 vừa qua, Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch, sức công phá khoảng 100kt và đã gắn thành công bom nhiệt hạch vào tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Bom nhiệt hạch, hay bom H được đánh giá có sức công phá mạnh gấp nhiều lần so với bom hạt nhân thông thường. Theo các chuyên gia, một quả bom nhiệt hạch có thể mạnh gấp 1.000 lần bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Thế chiến 2.
Các phương tiện truyền thông Triều Tiên ca ngợi vụ thử bom nhiệt hạch, gọi đây là “cuộc thử nghiệm thành công mỹ mãn", là bước tiến "đầy ý nghĩa" trong việc hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
Theo giới chuyên gia, bom nhiệt hạch thực chất là vũ khí hạt nhân thế hệ hai, bao gồm một quả bom nguyên tử và nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch.
Phản ứng nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (đồng vị hydro như deuterium và tritium) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng diễn ra trên Mặt Trời và các ngôi sao khác.
Cấu tạo cơ bản của một quả bom nhiệt hạch, với phần lõi là bom nguyên tử và nhiên liệu tạo phản ứng nhiệt hạch.
Nhược điểm của bom nhiệt hạch là cần phải có lượng năng lượng rất lớn hay tạo ra mức nhiệt độ khổng lồ để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Công nghệ chế tạo bom nhiệt hạch hết sức phức tạp, là đỉnh cao của quá trình nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Loại bom này rất phù hợp để gắn vào tên lửa tầm xa vì khả năng hủy diệt mạnh mẽ với kích thước nhỏ gọn.
Bom nhiệt hạch mang lại hiệu quả cao nhất khi tạo ra sức công phá 50kt trở lên, vượt xa uy lực của bom nguyên tử. Các cường quốc hạt nhân hiện nay nếu chế tạo vũ khí hủy diệt mạnh hơn 50kt đều dùng đến bom nhiệt hạch.
“Một thiết bị như vậy có thể làm ‘bốc hơi’ cả thành phố New York, không một ai có thể sống sót”, Andrei Lankov, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul, Hàn Quốc nói trên Al Jazeera.
“Với bom nguyên tử tiêu chuẩn, khả năng hủy diệt chỉ được một nửa quận Manhattan ở New York”, ông Lankov so sánh.
Một vụ thử bom nguyên tử của Mỹ năm 1946.
Chuyên gia này cho rằng, việc chế tạo bom nhiệt hạch hết sức tốn kém. “Triều Tiên sở hữu một thiết bị có sức hủy diệt lớn đến vậy là quá mức cần thiết, không phù hợp chút nào”.
Chuyên gia Lankov giải thích: “Điều này giống như việc mua một siêu xe Porsche nhưng chỉ để đi mua sắm ngay gần nhà… Chương trình chế tạo bom nhiệt hạch hết sức tốn kém nhưng chẳng giúp Triều Tiên nâng cao an ninh quốc gia hơn là bao so với bom nguyên tử”.
Bên cạnh Triều Tiên, chỉ có 5 quốc gia làm chủ công nghệ chế tạo bom nhiệt hạch là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Kune Y Suh, giáo sư chuyên nghiên cứu vũ khí hạt nhân tại Đại học Quốc gia Seoul nói, vụ thử bom nhiệt hạch vừa qua của Triều Tiên còn hơn cả ý nghĩa “làm thay đổi cuộc chơi”.
“Triều Tiên rõ ràng đã trở thành cường quốc hạt nhân. Đây không còn là yếu tố thay đổi cuộc chơi nữa mà là đã chấm dứt cuộc chơi”, ông Suh nói.
Chỉ cần một quả bom nhiệt hạch Triều Tiên nổ trên bầu trời Mỹ là đủ để tạo ra thảm họa cực lớn, chưa cần nhằm...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.