Bột ăn dặm bán sẵn dễ khiến trẻ biếng ăn, thiếu chất

Thứ sáu, ngày 08/04/2016 14:23 PM (GMT+7)
Thức ăn dặm bán sẵn có nhiều muối, đường dễ khiến trẻ rối loạn vị giác, gây biếng ăn. Nó cũng nghèo đạm, dùng lâu dễ khiến bé suy dinh dưỡng.
Bình luận 0

Bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ Việt đang có xu hướng cho con tập làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, sau đó chuyển sang bột mặn chế biến sẵn. Tuy nhiên, theo Hiệp Hội Dinh dưỡng Anh, Viện Nhi Khoa của Mỹ, bột ăn dặm làm sẵn có nguy cơ khiến trẻ biếng ăn và thiếu chất dinh dưỡng.

img

Ảnh: Health.

1. Một số khái niệm cần đính chính từ góc độ khoa học

- Cho bé ăn bột ngọt trước, bột mặn sau

Trong hướng dẫn dinh dưỡng chính thống không có khái niệm bột ngọt hay bột mặn và càng không có khái niệm về thứ tự bột ngọt trước, sau đó đến bột mặn.

- Lý do bột ăn dặm dễ khiến trẻ biếng ăn

Trong nghiên cứu năm 2013, giáo sư Garcia, Đại học Glasgow (Anh) đã báo cáo: Các bột ăn dặm hoặc thức ăn dặm làm sẵn dành cho bé từ 4 tháng tuổi trên thị trường chứa nhiều gia vị, đặc biệt đường hoặc muối. Việc cho bé ăn một hỗn hợp gồm nhiều thành phần khi bé bắt đầu ăn dặm sẽ làm các bé khó chấp nhận được nhiều vị khác nhau. Sau một thời gian ngắn, bé sẽ nhận thức được sự khó chịu này và sẽ biểu hiện ngậm miệng hay quay đầu, chán ăn, thậm chí không thèm ăn, biểu hiện lâm sàng của biếng ăn xảy ra.

Bên cạnh đó, một báo cáo trong tập san y khoa Food Digestion năm 2012 của giáo sư Abrahamse đã giải thích: Vì hệ thống tiết enzyme tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện cho đến 12 tháng tuổi, nên giai đoạn bắt đầu ăn dặm khoảng 4-6 tháng tuổi, một số enzyme tiêu hóa đạm, chất béo và thậm chí một số tinh bột là chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng cho việc ăn nhiều loại thức ăn một lúc. Bé bị khó chịu, đầy hơi nhưng phải chịu đựng một mình, mà không hề biết.

- Lý do bột ăn dặm bán sẵn làm trẻ có nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng:

Giáo sư Wright, Bệnh viện Yorkhill (Anh) cũng cho thấy: thành phần dinh dưỡng trong các bột ăn dặm hay thức ăn dặm làm sẵn này là ít hơn 2 lần hàm lượng chất đạm so với thức ăn dặm tự nấu. Do đó, các bé có nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng nếu dùng bột ăn dặm hay thức ăn dặm làm sẵn lâu dài.

Giáo sư Garcia đã kết luận: Các bé từ 4 đến 6 tháng không nên dùng bột ăn dặm vì thời điểm này sữa vẫn luôn là dinh dưỡng tốt nhất. Việc sử dụng bột ăn dặm không mang lại lợi ích dinh dưỡng, mà còn gây nguy cơ biếng ăn do rối loạn vị giác hoặc nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho sự phát triển là rất cao. 

Cả giáo sư Garcia và giáo sư Wright còn kết luận rằng: Việc giới thiệu bột ăn dặm bán sẵn cũng không giúp bé quen với cấu trúc thức ăn hay mùi vị thức ăn. Việc có quá nhiều mùi vị thức ăn từ bột mua sẵn sẽ dễ khiến bé rối loạn vị giác và mùi vị thức ăn. Do đó, bé sẽ khó chấp nhận thức ăn riêng lẻ: khi bạn chuyển từ bột ăn dặm sang cho bé ăn cháo với cà rốt chẳng hạn, bé sẽ khó chấp nhận mùi mới và không biết mùi cà rốt.

2. Ăn dặm đúng cách

Theo hướng dẫn hiện hành, các bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng tuổi hoặc ít nhất là 5,5 tháng tuổi. Do đó, lời khuyên truyền tai nhau về ăn dặm với bột ngọt lúc 4 tháng tuổi, sau đó chuyển sang bột mặn nên cần dừng lại.

Sau đây là hướng dẫn ăn dặm chính thống từ các cơ quan y tế các nước:

Hiệp Hội Dinh Dưỡng của Anh ghi rõ: "Bắt đầu cho bé ăn dặm nên bắt đầu một món cho 3 ngày, sau đó mới giới thiệu món mới. Nên bắt đầu với tinh bột đơn (ví dụ như gạo), sau đó là rau, củ, thịt". Điều này cũng được ghi trong Hướng dẫn Dinh dưỡng cho Nhi Khoa của Viện Nhi Khoa Mỹ và Viện Nhi khoa Canada.

Hướng dẫn này là giúp cho bé thích nghi với sự hoàn thiện của hệ thống tiết men tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa khi ăn dặm (nguyên nhân chính làm bé biếng ăn, quay đầu, ngậm miệng sau một thời gian dài ăn bột) và hướng dẫn này cũng giúp các bé từng bước thích nghi với các loại thức ăn mới, ngăn ngừa dị ứng.

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (VnExpress)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem