Mới đây, Bkav xác nhận sẽ tung ra 4 mẫu điện thoại Bphone mới trong tháng 12 gồm: A40, A50, A60 và A85 5G. Liên quan đến 4 mẫu sản phẩm mới này, trong buổi livestream giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav cho biết hãng đã chuyển sang phương thức sản xuất ODM để giảm giá sản phẩm và thu hút nhiều người dùng hơn.
Cụ thể, 3 mẫu sản phẩm này sẽ không do công ty tự thiết kế mà đặt hàng từ một nhà sản xuất thiết bị gốc. Bkav viết phần mềm và nhập các cụm phần cứng về lắp ráp tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Tử Quảng - CEO của Bkav. Ảnh: BKAV
"Để sản phẩm giá tốt nhất, lần này chúng ta chọn phương thức ODM. Chúng ta sẽ cùng một số nhà sản xuất khác cùng nhau đặt thiết kế để có số lượng lớn và tối ưu về giá", ông Nguyễn Tử Quảng cho biết.
Tuy Bphone dòng A chạy theo trào lưu của thị trường nhưng ông Nguyễn Tử Quảng tiết lộ mẫu Bphone dòng B sẽ có những nét cá tính riêng với những khác biệt như thiết kế tràn đáy, hỗ trợ chống nước và một số tính năng riêng. Bởi vậy, ông khuyến nghị những người dùng đề cao sự cá tính nên chờ đợi phiên bản tiếp theo của dòng B, dự kiến ra mắt trong năm sau.
Lý do khiến BKAV quyết định thay đổi phương thức sản xuất
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Dân Việt, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc truyền thông của BKAV cho biết: "Như bạn đã cũng biết, để tham gia vào lĩnh vực smartphone thì công nghệ lõi mang tính tiên quyết, thì chúng ta mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong lĩnh vực. Đặc biệt ở Việt Nam, thậm chí có câu chuyện Việt Nam không thể làm nổi con ốc vít thì làm sao làm nổi smartphone.
Từ năm 2000 đến khi Bkav bắt đầu làm smartphone đến khi ra mắt 2015 thì vẫn có câu chuyện không làm nổi con ốc vít. Thế thì chúng ta mới khẳng định có thể làm được smartphone cao cấp như một số nước trên thế giới làm được. Điều này khẳng định năng lực của độ ngũ ở Việt Nam. Thời điểm đó, nếu chúng tôi làm giá rẻ sẽ có một số vấn đề:
Thứ nhất, nếu làm giá rẻ sẽ phải giảm mọi thứ và không thể đầu tư công nghệ để làm chủ các công nghệ cao. Chiếc máy giá rẻ sẽ ấn định trong suy nghĩ mọi người rằng chắc Việt Nam chỉ có thể làm được sản phẩm như thế thôi.
Thứ hai, nếu mình không làm chủ được công nghệ, mình không đầu tư, thì mình làm giá rẻ cũng rất khó, mình không thể nào tối ưu được thiết kế mình không thể nào đầu tư tìm hiểu được hết các ngóc ngách của công nghệ xung quanh smartphone để mình tối ưu, làm tốt. Như thế có 2 lý do: thứ nhất là mình không thể đầu tư công nghệ, thứ 2 là định vị thương hiệu là Việt Nam chúng ta có thể làm được sản phẩm cao cấp, chúng ta có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ. Sau đó, chúng ta có thể làm ở các phân khúc thấp hơn.
Rõ ràng ở thời điểm này, chúng ta đã sản xuất được dòng điện thoại cao cấp có thể cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ. Chính vì vậy đây là thời điểm thích hợp để BKAV bước thêm một bước, để ra dòng smartphone giá tốt", bà Thu Hằng chia sẻ.
Bphone dòng A giá tốt có gì đặc biệt
Theo định hướng như vậy, đến nay đã hội tủ đủ điều kiện để ra dòng smartphone giá tốt, ko gọi là giá rẻ, vì nói đến giá rẻ thì ko tốt, nhưng ở dòng A này BKAV định vị dòng A sẽ là dòng mang tất cả những công nghệ của dòng B, và nâng cấp 1 số thứ giúp giá tốt.
Về giá của Bphone dòng A, đại diện BKAV cho biết chưa thể tiết lộ, nhưng hứa hẹn đây sẽ là mẫu smartphone có giá tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, dòng A này sẽ có nhiều thay đổi.
Theo đó máy sẽ vẫn có đầy đủ tính năng cao cấp như: bảo mật, chống trộm chống spam, mạo danh ngân hàng, công nghệ nhiếp ảnh điện toán với chụp khoảnh khắc đặc trưng, macro và tính năng nổi tiếng là ảnh cho chất lượng tốt và màu sắc trung thực. Tuy nhiên khung nhôm nguyên khối cắt giảm, tính năng chống nước cũng giảm. Con chip của dòng A cũng sẽ chuyển sang chip của MediaTek nhằm làm giảm giá thành.
Về phần mềm chúng ta vẫn có Full Guesture. Như vậy một người dùng dòng A vẫn có đủ các trải nghiệm của dòng B chỉ thiếu khung nhôm, chống nước, màn hình đục lỗ thường thấy.
Tỉ lệ nội địa hóa vẫn rất cao của Bphone
Cũng theo chia sẻ của đại diện BKAV với phóng viên Dân Việt, với sản phẩm dòng A này, tỷ lệ nội địa hoá vẫn trên 70% vì trong đó hàm lượng công nghệ, phần lớn vẫn do Việt Nam làm chủ.
CEO của Bkav cũng khẳng định dù cùng khâu thiết kế và sản xuất nhưng Bkav vẫn có các nét riêng cho Bphone dòng A như hệ điều hành BOS, tính năng bảo mật, camera và thao tác cử chỉ. Khâu cuối cùng kiểm tra chất lượng sản phẩm vẫn được Bkav đảm bảo.
"Phương thức ODM ở đây là sử dụng thêm nguồn lực của các đối tác. Chúng ta phải làm chủ được công nghệ thì chúng ta mới hiểu được mọi ngóc ngách của sản phẩm, các ngành công nghiệp lớn đối với ngành smartphone từ cơ khí, thiết kế, điện tử, phần mềm… Ngay trong dòng B từ trước đến nay, Bkav cũng đã sử dụng 200 đối tác từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ngay cả phần lắp ráp, sản xuất, Bkav cũng thuê các đối tác để thực hiện, còn nhà máy của Bkav chỉ là nơi nghiên cứu, làm ra prototye, để nghiên cứu. Sau đó sẽ đặt hàng đối tác để làm", giám đốc truyền thông của BKAV cho biết thêm.
Đây có thể coi là nước đi không ngoan của BKAV khi phương pháp này giúp giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đây cũng là phương thức của Samsung làm với dòng A hay Xiaomi, Oppo… Qua đó giúp các sản phẩm của BKAV tăng tính cạnh tranh, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận và sử dụng trải nghiệm.
Đây không phải là lần đầu Bkav đặt hàng một nhà sản xuất thiết bị gốc. Trước đó, vào tháng 8 năm 2020, Bkav cũng có mẫu C85 giá rẻ chạy KaiOS do một công ty Trung Quốc sản xuất phần cứng. Tuy nhiên, đây chỉ là model hợp tác với nhà mạng trong nước nhằm phổ cập điện thoại có kết nối di động cho mọi người.
Với các mẫu Bphone thế hệ trước, Bkav khẳng định họ tự chủ các công đoạn từ thiết kế đến sản xuất. Tuy nhiên, phương thức này rất tốn kém và đẩy giá thành sản phẩm lên cao so với các dòng máy có cùng cấu hình, thông số kỹ thuật trên thị trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.