Cả làng vứt đi một thứ từ con tỷ đô, đem nhặt về làm kiểu gì mà Việt Nam bán được hàng chục tỷ?
Một thứ vứt đi của con tôm, ai ngờ một doanh nghiệp Việt Nam đem đi làm kiểu gì mà thu cả chục tỷ?
Thứ hai, ngày 28/08/2023 13:11 PM (GMT+7)
Trước đây, một doanh nghiệp phải tốn chi phí lớn để xử lý 7.500 tấn đầu và vỏ tôm thừa ra trong quá trình sản xuất. Nhưng sau khi hợp tác với một công ty chế biến vỏ tôm đã giúp tăng giá trị lên gấp 5 - 7 lần, hàng năm công ty thu thêm tới 15 tỉ đồng.
Tham gia vào cuộc chơi Net Zero, doanh nghiệp thậm chí còn thu lời nhờ tái chế phụ phẩm. Trước đây, một doanh nghiệp phải tốn chi phí lớn để xử lý 7.500 tấn đầu và vỏ tôm thừa ra trong quá trình sản xuất. Nhưng sau khi hợp tác với một công ty chế biến vỏ tôm đã giúp tăng giá trị lên gấp 5 - 7 lần, hàng năm công ty thu thêm tới 15 tỉ đồng.
Tái chế vỏ tôm là một ví dụ tiêu biểu của mô hình kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh bền vững với các doanh nghiệp. Ảnh: Xinhua
Tái sử dụng đầu và vỏ tôm thải ra mang lại nguồn thu lớn
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm, CTCP Tập đoàn PAN xác định bền vững là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại.
Ông Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Nghiên cứu Phát triển và Phát triển bền vững, Tập đoàn PAN - cho biết, khi áp dụng mô hình phát thải thấp, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm phát thải rất nhiều thông qua việc tối ưu hoá sử dụng các nguồn tài nguyên, nước, thiết bị, năng lượng tái tạo.
Ước tính hằng năm, doanh nghiệp có thể tiết kiệm hàng chục tỉ đồng việc giảm thiểu các chi phí từ đó tối ưu hoá doanh thu lợi nhuận. Điển hình là việc tận dụng việc tái tạo sử dụng phụ phẩm, chế phẩm mang lại nguồn thu rất lớn cho tập đoàn.
Ông Trung Anh đưa ra ví dụ hàng năm, ngành sản xuất chế biến tôm của doanh nghiệp này thải ra khoảng 7.500 tấn đầu và vỏ tôm.
Thay vì phải bỏ ra chi phí lớn để xử lý nguồn chất thải này thì doanh nghiệp hợp tác với một công ty chế biến vỏ tôm, tăng giá trị lên gấp 5 - 7 lần, hàng năm có thể thu thêm 15 tỉ đồng từ chế biến phụ phẩm vỏ tôm.
"Đây là một trong những mô hình sản xuất tái chế giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tối đa hoá lợi nhuận, quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp hướng tới hiện thực hoá mô hình phát triển bền vững.
Cùng với các chỉ số về kinh tế, chỉ số phát triển bền vững với môi trường chính là điểm cộng cho các doanh nghiệp để tăng chỉ số năng lực cạnh tranh, vị thế uy tín của công ty, giảm chi phí và đặc biệt là được các nhà đầu tư quan tâm đánh giá cao" - ông Trung Anh đánh giá.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được về vấn đề này. Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), chỉ khoảng 50% các doanh nghiệp Việt quan tâm đến tăng trưởng xanh. Rõ ràng, từ quan tâm đến hành động cụ thể là khoảng cách khá xa và cũng đồng nghĩa đang bỏ lỡ lợi ích khổng lồ từ phát triển bền vững.
Phát triển bền vững không chỉ với doanh nghiệp lớn
Đứng trước các yêu cầu về phát triển bền vững, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam - ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp cần định nghĩa lại thành công.
Ông nói: "Sự thành không chỉ nằm ở các con số tài chính, mà giờ đây còn bao gồm khả năng thích ứng, chống chịu và phục hồi trước những thách thức chưa từng có trong tiền lệ. Doanh nghiệp cần gắn kết thành công, tăng trưởng dài hạn của mình với lợi ích bền vững của cộng đồng, xã hội và môi trường".
Khi đã chuyển đổi về tư duy, các doanh nghiệp được khuyến nghị cần tập trung cho một số ưu tiên hành động, đó là chuyển đổi chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp theo hướng bền vững hơn; thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong doanh nghiệp và thúc đẩy chuyển đổi kép là chuyển đổi số song hành cùng chuyển đổi xanh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, tất cả doanh nghiệp, dù ở quy mô nào, trong lĩnh vực nào cũng đều có cơ hội, vị thế, tiềm năng và hứa hẹn có nhiều đóng góp trong cuộc đua xanh toàn cầu phát triển bền vững hiện nay. Việc thực hiện phát triển bền vững không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa - xương sống của nền kinh tế, cũng cần phải tích cực và chủ động tham gia vào cuộc đua xanh này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.