Cà Mau: Ngang nhiên biến đầm nước tự nhiên thành "ao nhà"

Ngọc Quyên Thứ hai, ngày 18/06/2018 18:40 PM (GMT+7)
Theo nguồn tin của phóng viên, hiện có 73 trường hợp nuôi sò huyết kết hợp đặt lú trái phép trong Đầm Thị Tường nằm trên địa bàn 2 huyện Trần Văn Thời và Phú Tân (Cà Mau).
Bình luận 0

Theo đó, trên địa bàn huyện Phú Tân có 47 trường hợp nuôi sò huyết kết hợp đặt lú (dụng cụ bắt tôm, cá); có 11 căn nhà ở, 64 căn chòi canh giữ nuôi sò huyết và đặt lú. Đặc biệt còn có dãy nhà và các chòi quán của Hợp tác xã dịch vụ ăn uống Đầm Thị Tường. Còn ở địa bàn Trần Văn Thời có 26 trường hợp dân tự bao chiếm nuôi huyết và xây dựng các công trình trái phép trên Đầm Thị Tường với diện tích 129ha.

Trước đó, ngày 11.9.2017, UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo giải tỏa các trường hợp lấn chiếm Đầm Thị Tường và đề nghị các huyện yêu cầu các tổ chức, cá nhân tháo dỡ, chấm dứt việc nuôi sò huyết; xây dựng công trình trái phép trước ngày 15.10.2017. Tuy nhiên, đến nay công văn này dường như chưa có hiệu lực.

img

Tình trạng bao chiếm trái phép Đầm Thị Tường đã diễn ra nhiều năm nay. (Ảnh: CTV).

Để chấn chỉnh tình trạng trên, ngày 8.6, Văn phòng UBND tỉnh truyền đạt ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu rà soát lại việc triển khai tháo dỡ các công trình trái phép trên Đầm Thị Tường.

Đầm Thị Tường (còn có tên là Đầm Bà Tường) là vùng ngập nước quanh năm, được tạo nên do bồi lắng phù sa của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và hệ thống kinh rạch xung quanh. Đầm có diện tích khoảng 700ha, chiều dài hơn 10km, rộng khoảng 2km, nơi hẹp nhất khoảng 800m. Đây là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL, nằm giáp ranh giữa 3 huyện của Cà Mau là Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem