Ca nhiễm Covid-19 số 17 dùng 2 hộ chiếu xuất nhập cảnh: Công dân Việt Nam có được mang 2 quốc tịch?

Thế Anh Thứ sáu, ngày 13/03/2020 10:40 AM (GMT+7)
Liên quan tới trường hợp N.H.N, bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 số 17 có 2 hộ chiếu là hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh khi qua cửa khẩu Nội Bài, chuyên gia pháp lý Phạm Chí Thành cho biết, theo Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi năm 2014) công dân Việt Nam vẫn có thể trở là công dân nước thứ 2.
Bình luận 0

ãnh đạo Công an cửa khẩu Nội Bài cho biết, trường hợp N.H.N, bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 số 17 có 2 hộ chiếu gồm: Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh khi qua cửa khẩu Nội Bài. Theo quy định hiện hành, Anh không thuộc khối Schengen nhưng vẫn giữ quy chế EU đến hết ngày 31/12/2020. Công dân thành viên EU được đi lại tự do trong khối mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.

Để thuận lợi cho việc đến và đi các nước trên, nhiều khả năng N.H.N, bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 17 đã sử dụng hộ chiếu Anh để đến các nước trên theo hình thức miễn thị thực (trong hộ chiếu Việt Nam của N.H.N không có thị thực Schengen) và dùng hộ chiếu Việt Nam khi nhập cảnh Việt Nam.

Ca nhiễm Covid-19 thứ 17 dùng 2 hộ chiếu: Phải thôi Quốc tịch nước ngoài? - Ảnh 1.

Khu vực đón khách tại sân bây Nội Bài.

Trao đổi với PV Dân Việt, chuyên gia pháp lý Phạm Chí Thành, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: "Hiện nay chưa có quy định xử lý một công dân sử dụng hai hộ chiếu hợp pháp để xuất cảnh và nhập cảnh như trường hợp của bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 số 17 chưa có quy định xử lý".

Bình luận về trường hợp của bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 số 17, một công dân Việt Nam cũng có 2 hộ chiếu Anh và Việt Nam cho biết thường mọi người đều làm thế, có nghĩa là xuất cảnh bằng hộ chiếu nào thì vào bằng hộ chiếu ấy và khi sang các nước trong khối EU thì sẽ dùng hộ chiếu Anh cho thuận tiện. 

"Trường hợp khi xuất cảnh bằng hộ chiếu này nhưng nhập cảnh bằng hộ chiếu khác là có vấn đề. Nếu Cảnh sát cửa khẩu Nội Bài không nhìn thấy dấu xuất nhập cảnh trên hộ chiếu của hành khách thì sẽ hỏi có hộ chiếu khác không. Hành vi này không phải là không hợp pháp mà là vấn đề đạo đức, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ như hiện nay. Thường mọi người xuất cảnh bằng hộ chiếu nào thì nhập cảnh bằng hộ chiếu ấy. Đấy là nguyên tắc", vị này cho biết.

Hiện Công an cửa khẩu Nội Bài cũng đang không khẳng định trường hợp bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 số 17 dùng hộ chiếu nào xuất nhập cảnh, nên việc đưa ra thông tin hành khách N.H.N có dùng 2 hộ chiếu khiến dư luận nghi là gian dối. Tuy nhiên, với trách nhiệm của mình, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp Công an cửa khẩu Nội Bài phải hỏi hành khách về có hộ chiếu khác không.

Sau khi thông tin về bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 số 17 có 2 hộ chiếu, dư luận quan tâm về việc có hay không một công dân Việt Nam có được là công dân nước khác không? Về vấn đề này, chuyên gia Phạm Chí Thành cho biết một công dân được cấp hộ chiếu, đầu tiên phải có Quốc tịch. Đối với một số nước EU (trong đó có Vương Quốc Anh) không cấm một công dân có hai quốc tịch. Trong một số trường hợp các công dân có Quốc tịch Việt Nam sinh sống, học tập ở các nước ngoài có Quốc tịch nước ngoài và được cấp hộ chiếu nước ngoài, đồng thời họ có Quốc tịch Việt Nam nên được cấp hộ chiếu Việt Nam.  

Trong một số trường hợp đặc biệt, Luật Quốc tịch Việt Nam chỉ quy định công dân nước ngoài được nhập Quốc tịch Việt Nam mà không phải bỏ Quốc tịch nước họ. Cụ thể, khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) những người nhập quốc tịch Việt Nam "phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người được quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép".

Chuyên gia Phạm Chí Thành đưa ra trích dẫn, quy định này từ lâu đã gây ra nhiều hiểu lầm và tranh cãi do có những cách hiểu khác nhau, và chỉ mới được Chính phủ hướng dẫn thi hành ở Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2020.

Theo Điều 9 của Nghị định này: "Người xin nhập Quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

Để xử lý hành chính hoặc hình sự một đối tượng cụ thể, phải có kết luận chính xác đối tượng đó có hành vi vi phạm hành chính hoặc hành vi đáp ứng đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, chuyên gia pháp lý Phạm Chí Thành đưa ra giả thiết, những hành khách khác trên cùng chuyến bay lây virus SARS-CoV-2 cho N.H.N thì sao?

Tại Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho nhiều người Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Làm chết 02 người trở lên...

"Tính tới thời điểm ngày 13/3, TP Hà Nội chưa công bố dịch, Bộ Y tế chưa công bố dịch, chưa có ai bị chết do nhiễm bệnh từ N.H.N (có kết luận N.H.N làm lây lan truyền dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm cho nhiều người) vì thế, chưa đủ yếu tố để xử lý hình sự hành khách N.H.N theo khoản C Điều 240 Bộ Luật hình sự nêu trên", Chuyên gia Phạm Chí Thành nêu rõ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem