Những ngày gần đây, do thời tiết nắng nóng, tại HTX Thủy sản Đoàn Kết, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện (tỉnh Hải Dương) xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, hộ ít một vài tạ, hộ nhiều vài ba tấn, nông dân nuôi cá nơi đây chỉ biết kêu trời.
Ông Lê Văn Sấm, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre), có hơn 40 ha nuôi tôm công nghệ cao cho hay, ông thu hoạch trung bình năng suất tôm đạt 70-90 tấn/ha, mỗi năm thu lợi hơn 25 tỷ đồng.
Mô hình nuôi cá chình của ông Nguyễn Phưởng, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) là một điển hình về phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông vươn lên khá giả.
Theo Undercurrentnews, Hainan Xiangtai Fishery, một trong những nhà xuất khẩu cá rô phi lớn nhất của Trung Quốc đang tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng cá tra để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa đang tăng cao.
Sau thời gian dài nuôi cá lăng đặc sản theo hướng hữu cơ mang lại nguồn thu nhập ổn định, hiện ông Nguyễn Danh Tuyên (xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm cá lăng này.
Mùa mưa, nước từ thượng nguồn những con sông đổ về, tràn vô các cánh đồng đục ngầu, gọi là nước bạc. Theo con nước, bà con nông dân Phú Yên bơi sõng câu thả lưới, đặt lờ đánh bắt cá tôm, bữa cơm gia đình được cải thiện.
Trung Quốc là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới, chiếm 33-50% thị phần. Những năm gần đây, thị phần của nước này có xu hướng giảm, nhất là tại Mỹ, nơi đang tăng nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
Hàng năm, cứ vào khoảng mùng 6 Tết, bến cá Phú Cường ở hồ Trị An (thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) bắt đầu hoạt động trở lại sau nhiều ngày nghỉ “xả hơi” để người dân vui Xuân, đón Tết.