Cá thát lát cườm
-
Trong dịp Tết nhu cầu sử dụng cá để chế biến món ăn trong gia đình và đải khách rất lớn. Nắm bắt nhu cầu thị trường nên nhiều hộ dân trên địa bàn xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã thả nuôi cá lóc, nuôi cá thát lát, cá thát cườm. Điển hình là hộ ông Huỳnh Văn Thừa ở ấp 5, xã Lương Tâm.
-
Với diện tích mặt nước ao 1.500m2, Chắc (xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) thả nuôi 70.000 con cá thát lát cườm giống và 10.000 con cá sặc rằn, Sau 9 tháng nuôi, tổng số cá đạt trọng lượng trên 10.000kg và được thương lái thu mua với giá 65.000 đồng/kg
-
Hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) hiện có khoảng 30 hộ đang nuôi cá lồng bè, với khoảng 125 lồng, tổng thể tích lồng nuôi lên đến hơn 10.000 m3. Dân đang nuôi các loại cá ngon như cá điêu hồng (đối tượng nuôi chủ yếu), cá thát lát cườm, cá lăng nha, cá chình bông...
-
Trong năm 2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX Hoài Nhơn (Bình Định) đã triển khai nhiều mô hình nuôi thủy sản và bước đầu cho kết quả tích cực, trong đó có mô hình nuôi ốc bươu đen, nuôi cá thát lát cườm, nuôi lươn không bùn...
-
Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa nước thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 40 hộ nuôi cá nước ngọt tại hồ Định Bình.
-
Tận dụng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, hỗ trợ người dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình “Nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm"...
-
Ông Phạm Văn Đá (ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) được biết đến là người tiên phong nuôi cá thát lát cườm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp, để thu về lợi nhuận cao hơn các loài cá nước ngọt truyền thống.
-
Trước đây, gia đình anh Trần Văn Liêm ở ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), là hộ khó khăn, chủ yếu đi làm thuê, giao thức ăn cho các trại nuôi cá giống. Từ đó anh học được nghề ép giống cá thát lát cườm và phát triển mô hình nuôi cá thát lát cườm đặc sản từ năm 2005.
-
Với nghề nuôi cá thát lát cườm-loài cá da trơn đặc sản có châm hoa "đỏm dáng" mà anh Phạm Lâm Em, 38 tuổi, ngụ khu vực V, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trở thành tỷ phú. Năm 2017, anh thu 80 tấn cá thát lát cườm đặc sản bán với giá rất cao là 90.000 đồng/kg, lời tới 3 tỷ đồng...Năm 2018 này, ước chừng anh Em cũng có số tiền lời như vậy nhờ loài cá đặc sản này.
-
Với diện tích mặt nước 4.000 m2 thả nuôi cá thát lác cườm-loài cá đẹp mã, anh Phạm Lâm Em ở khu vực V, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có thu nhập hơn 3,5 tỷ đồng/năm. Có thể nói đây là mô hình nuôi cá cho hiệu quả kinh tế rất cao, tăng thu nhập cho nông hộ và góp phần phát triển nông nghiệp cho địa phương.