Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm góp ý là việc có cần phải ra quyết định thi hành án đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Theo quan điểm của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, cơ quan thẩm tra dự án luật thì nên sửa đổi quy định về ra quyết định thi hành án (khoản thi hành cho công dân) theo hướng: Tòa án (hoặc Cơ quan thi hành án) phải ra quyết định thi hành án đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, không buộc người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp người được thi hành án có đơn đề nghị không thi hành án, từ bỏ quyền, lợi ích của mình theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án lập biên bản ghi nhận việc đó và đình chỉ thi hành án.
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng việc không cần đơn yêu cầu bản án vẫn được thi hành là phù hợp với cải cách hành chính vì bản án đã có hiệu lực thì các cơ quan, tổ chức cần phải tôn trọng thi hành. "Nếu người được thi hành án phải có đơn mới thi hành là cứng nhắc" - ĐB Vinh bày tỏ.
Cùng chung quan điểm như ĐB Vinh, ĐB Hồ Văn Năm (Đồng Nai) cho rằng, bản án có hiệu lực pháp luật các cơ quan tổ chức buộc phải thi hành. Làm như vậy giảm bớt thủ tục, tránh việc đi lại tốn kém cho nhân dân, nhất là người ở vùng sâu vùng xa, trình độ còn thấp.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) ngoài việc nhất trí với hai ý kiến nêu trên có đặt thêm vấn đề với Tòa án tuyên án phải đảm bảo thi hành. Bên cạnh đó để đảm bảo thi hành án ĐB Học cho rằng cần quy định thêm trách nhiệm của các cơ quan như kho bạc, bảo hiểm... trong việc cung cấp thông tin để thi hành án.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) nêu vấn đề hiện trạng thi hành án hiện na, với người thắng kiện là đoạn trường, có người chết 5 - 10 năm sau vẫn chưa được thi hành án, Luật sửa đổi, bổ sung phải khắc phục việc này.
"Nên cho Tòa án thi hành án, trước đây đã áp dụng sau lại sửa lại, giờ quay lại là phù hợp, để Tòa làm là để cơ quan này nắm rõ vụ việc bởi nó còn liên quan đến kháng cao, kháng nghị. Còn những việc khác như kê biên thì không cần tòa nữa cứ để cơ quan thi hành án làm" - ĐB Nghĩa nêu quan điểm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.