Các đầu tàu kinh tế ASEAN tăng trưởng tốt hơn dự báo, Việt Nam thuộc top cao nhất khu vực
Các đầu tàu kinh tế ASEAN tăng trưởng tốt hơn dự báo, Việt Nam thuộc top cao nhất khu vực
An Linh
Thứ bảy, ngày 21/10/2023 16:16 PM (GMT+7)
Theo các báo cáo của ADB và OECD, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế thế giới đang đối diện với sự tăng trưởng chậm. Tại khu vực ASEAN, tăng trưởng một số nền kinh tế lớn như Indonesia, Thái Lan tăng trưởng tốt hơn dự báo.
Tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Chỉ duy nhất nền kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng quý III/2023 đạt 4,9%, vượt mọi dự báo trước đó, đây là tín hiệu tích cực từ nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Dù đa số các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo đưa ra hồi đầu năm nhưng so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 tăng trưởng dự báo năm 2023 vẫn thấp hơn.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định, kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng 3% so với cùng kỳ, tăng 0,3% so với dự báo trong tháng 6 trước đó. Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cả năm 2023 có thể đạt 3,2%, tăng 0,1% so với dự báo hồi tháng 5.
Các nền kinh tế lớn như Mỹ, OECD cho biết nước này đã phục hồi đáng kể trong bối cảnh lãi suất chính sách tăng mạnh, chi tiêu hộ gia đình dựa vào tiền tiết kiệm dư thừa tích lũy trong thời kỳ đại dịch giảm dần. Khi lượng tiền tiết kiệm từ thời kỳ đại dịch giảm, tác động của các điều kiện tài chính thắt chặt hơn dự kiến sẽ ngày càng trở nên rõ ràng.
Theo đó, OECD dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của nền kinh tế nước này đạt 2,2%, điều chỉnh tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 6/2023.
Còn theo IMF, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ dự báo đạt 1,8% năm 2023. Trang Trading Economics nhấn mạnh, chỉ số PMI tổng hợp của Hoa Kỳ tháng 8/2023 đạt 50,2 điểm, giảm 0,2 điểm so với số ước tính sơ bộ và thấp hơn mức 52 điểm của tháng 7/2023.
Dự báo tăng trưởng GDP quý III/2023 của Hoa Kỳ tăng 5,9% so với quý trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, con số tăng trưởng mới nhất ngày 18/10 về GDP của Hoa Kỳ trong quý III đạt 5,4%, thậm chí xuống 4,8%. Trước đó, nhiều nhận định kinh tế Mỹ tăng trưởng chỉ 4,9%.
Khu vực đồng Euro, OECD nhận định hoạt động kinh tế suy yếu ở khu vực đồng Euro phản ánh tác động trễ đối với thu nhập từ cú sốc lớn về giá năng lượng năm 2022 và mức độ phụ thuộc tài chính tương đối lớn vào ngân hàng ở nhiều nền kinh tế châu Âu. OECD dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng Euro năm 2023 đạt 0,6%, điều chỉnh giảm 0,3% so với dự báo trong tháng 6/2023.
Với nền kinh tế Nhật Bản, OECD cho biết tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản dự báo đạt 1,8% năm 2023, điều chỉnh tăng 0,5% so với dự báo trong tháng 6/2023. Trong quý III/2023, tăng trưởng của Nhật Bản đã tăng 0,47% tăng 0,7% so với dự báo trước đó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ đạt khoảng 1,4% năm 2023, tăng 0,1% so với dự báo do nhu cầu bị dồn nén và các chính sách phát triển kinh tế thích ứng hậu đại dịch Covid-19 là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
Cùng quan điểm, ADB nhận định đà phục hồi du lịch và dịch vụ trong nước đã tạo đà thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. ADB dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản năm 2023 đạt 1,7%, điều chỉnh tăng 0,9% so với dự báo trong tháng 4.
Đầu tàu kinh tế ASEAN Thái Lan, Indonesia, Malaysia tăng trưởng cao
Các nước Đông Nam Á, trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 9/2023, ADB nhận định tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á năm 2023 đạt 4,6%, giảm 0,1% so với dự báo trong tháng 4/2023.
Các quốc gia bị điều chỉnh tăng trưởng là Singapore chỉ tăng trưởng đạt 1%; Lào và Philippines lần lượt đạt 3,7% và 5,7%; Campuchia và Malaysia tăng trưởng tương ứng là 5,3% và 4,5%; Myanmar 2,8%. Các quốc gia được điều chỉnh tăng so với dự báo trong tháng 4/2023 là Indonesia, Thái Lan lần lượt đạt 5,0% và 3,5%.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2023, cập nhật tháng 9/2023, OECD dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á đạt 4,2%.
Cụ thể, tăng trưởng của kinh tế Indonesia ước đạt 4,7%; Malaysia tăng trưởng 3,9%, Philippines giảm xuống mức 5,6%, giảm 0,1% so với dự báo trước đó, trong khi Singapore chỉ tăng trưởng đạt 1,4%; Thái Lan tăng trưởng 2,8%.
Cả ADB và OECD đều khẳng định, Indonesia có sự tăng trưởng cao nhờ nhu cầu trong nước, bên cạnh đó chính sách tài chính và tiền tệ của quốc gia này thay đổi phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Khu vực tài chính ổn định, tài khoản vãng lai đang được thu hẹp, dự trữ quốc tế và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định.
Đối với Malaysia, các tổ chức trên nhận định tăng trưởng của quốc gia này đã giảm tốc trong nửa đầu năm 2023 do nhu cầu bên ngoài yếu đi, sản xuất hàng hóa chậm lại và thương mại yếu. Vì vậy, ADB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 của quốc gia này 0,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 4/2023, tuy nhiên tăng trưởng của nước này vẫn được dự báo đạt 4,5% trong năm nay.
Với Thái Lan, nền kinh tế lớn trong khu vực, ABD và OECD nhận định, tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu dịch vụ nửa đầu năm 2023 của Thái Lan tăng mạnh. Chi tiêu tư nhân đã tăng lên nhờ năng suất cây trồng được cải thiện và thu nhập cao hơn, đặc biệt là từ du lịch và các hoạt động kinh doanh liên quan. Dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan có thể đạt 30 triệu du khách trong năm 2023.
Với Singapore, OECD nhận định nền kinh tế quốc đảo tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ đang mang lại sự hỗ trợ rất cần thiết cho GDP. Hầu hết các ngành dịch vụ đều ghi nhận doanh thu tăng hàng năm do nhu cầu trong nước và du lịch tăng. Ngành xây dựng cũng có sự tăng trưởng nhờ thị trường lao động mạnh mẽ.
Với Việt Nam, các dự báo như Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (tháng 9/2023) của ADB nhấn mạnh, tăng trưởng chỉ có thể đạt 5,8%, giảm 0,7% so với dự báo tháng 4. OECD dự báo tăng trưởng thấp hơn chỉ 4,9%, giảm 1,5% so với dự báo tháng 3 , WB và IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7% năm 2023 đều giảm so với các dự báo tháng 4 và tháng 6 trước đó.
Các dự báo trên cao hơn so với số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố, theo đó, GDP trong quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.