Các nhà khoa học choáng váng trước hiện tượng 'sét hòn' đầu tiên ở nước Anh

Lê Phương (Sputniknews) Thứ bảy, ngày 29/01/2022 19:00 PM (GMT+7)
'Sét hòn' là một hiện tượng bí ẩn thường diễn ra trong những cơn bão sấm sét. Theo nghiên cứu mới nhất, hiện tượng này lần đầu xuất hiện tại nước Anh vào năm 1195 ở vùng gần London.
Bình luận 0
Các nhà khoa học choáng váng trước hiện tượng 'sét hòn' đầu tiên ở nước Anh - Ảnh 1.

Hiện tượng "sét hòn" khá hiếm gặp trong tự nhiên. Ảnh: Getty

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Durham, Vương quốc Anh đã phát hiện ra bằng chứng về một hiện tượng thời tiết hiếm gặp và không thể giải thích được gọi là "sét hòn".

Cụ thể, theo EurekAlert, nhà vật lý học Brian Tanner và giáo sư sử học Giles Gasper đã đưa ra phát hiện của mình bằng cách điều tra tài liệu do một tu sĩ Benedectine từ thế kỷ 12 có tên là Gervase tại Nhà thờ Canterbury viết.

Trong lời kể, mục sư cho biết "một sự kiện kỳ quái đã giáng xuống gần London" vào ngày 7/6/1195, ông mô tả một ánh sáng màu trắng nổi lên từ một đám mây đen và sau đó tạo thành hình cầu.

Tanner cho biết: "Mô tả của Gervase về một ánh sáng màu trắng xuất hiện từ đám mây đen, rơi xuống như một quả cầu rực lửa quay tròn rất giống với hình dáng của quả cầu sét. Nếu thực sự Gervase đang mô tả quả cầu sét thì đây sẽ là tài liệu sớm nhất về hiện tượng này diễn ra ở Anh".

Gasper cũng nhận xét, các nhà nghiên cứu tin rằng lời mô tả của Gervase về quả cầu lửa trên sông Thames vào ngày 7/6/1195 là hoàn toàn chính xác.

Trước phát hiện này, báo cáo sớm nhất về "sét hòn" ở Anh là vào ngày 21/10/1638, khi một "cơn giông lớn" xảy ra ở Widecombe, Devon.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem