Các nhà khoa học chứng minh rằng, thiên thạch từ một “hành tinh cổ đại” từng va vào Trái Đất

Thứ tư, ngày 17/03/2021 15:34 PM (GMT+7)
Theo các nhà khoa học, một mảnh thiên thạch được tìm thấy ở Algeria có thể là từ một hành tinh chưa hoàn chỉnh thời cổ đại. Trong đó, có nghiên cứu chỉ ra rằng đây có thể là một "phôi hành tinh".
Bình luận 0

Một mảnh thiên thạch đã hạ cánh xuống Algeria vào tháng 5 năm ngoái. Sau đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều nhận định.

Có ý kiến cho rằng mảnh thiên thạch này còn lâu đời hơn Trái đất của chúng ta và có thể nó được hình thành từ núi lửa.

Theo LadBible, điều này có nghĩa nó là một phôi hành tinh. Mảnh thiên thạch được gọi với cái tên Erg Chech 002 và nặng khoảng 70lbs ( khoảng hơn 30kg).

Nghiên cứu do Jean-Alix Barrat thuộc Đại học Western Brittany ở Pháp dẫn đầu tuyên bố rằng mảnh thiên thạch có thể có tuổi đời lên tới 4,565 tỷ năm.

Các nhà khoa học chứng minh rằng, thiên thạch từ một “hành tinh cổ đại” từng va vào Trái Đất - Ảnh 1.

Một thiên thạch được tìm thấy ở Algeria có thể là từ một hành tinh cổ đại

Theo báo cáo, thiên thạch này có thành phần là loại đá magma cổ xưa nhất từng được phân tích, điều này sẽ làm sáng tỏ hơn về sự hình thành của các lớp vỏ bao phủ những hành tinh cổ đại.

Báo cáo cũng cho biết: "Từ trước đến nay, giới khoa học vẫn chưa nghiên cứu được nhiều về lớp vỏ của những hành tinh cổ đại bởi việc lấy mẫu là vô cùng khó khăn".

"Chúng tôi thấy rằng đây là loại dung nham lâu đời nhất được kết tinh cách đây khoảng 4.565 Ma. Chúng hình thành do sự tan chảy từ các ngọn núi lửa".

"Hệ thống 26AI-26Mg chỉ ra rằng, khoảng thời gian giữa quá trình nóng chảy và kết tinh là vô cùng đáng kể, khoảng 105y, kết quả này có thể là do độ nhớt của dung nham".

Các nhà khoa học chứng minh rằng, thiên thạch từ một “hành tinh cổ đại” từng va vào Trái Đất - Ảnh 2.

Hòn đá có thể lên tới 4,565 tỷ năm tuổi

"Mặc dù các lớp vỏ phôi hành tinh đầu tiên thường không phải là bazan, tuy nhiên không có cách nào để biết chắc vì phần còn lại của chúng đã không còn trên vành đai các tiểu hành tinh, có vẻ như hành tinh này đã bị phá hủy hoàn toàn".

Hồi đầu tháng này, Daily Star đã đưa tin về việc một tiểu hành tinh có tên "God of Chaos" có thể va chạm với Trái Đất vào năm 2068.

Mảnh thiên thạch hình củ lạc dài 1,115ft đã bay ngang qua hành tinh của chúng ta hôm thứ Bảy.

Các nhà khoa học chứng minh rằng, thiên thạch từ một “hành tinh cổ đại” từng va vào Trái Đất - Ảnh 3.

Các nhà khoa học tin rằng hòn đá có thể hình thành từ núi lửa

Mảnh thiên thạch này có hành trình 324 ngày vòng quanh Mặt trời, tuy nhiên với quỹ đạo dao động, chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ va vào Trái Đất.

Tác động sẽ tương đương với 880 triệu tấn trinitrotoluene (TNT), một chất nổ, phát nổ cùng một lúc.

Tiến sĩ Dave Tholen, 65 người, người từng phát hiện ra mảnh thiên thạch vào năm 2004, thông báo rằng đến năm 2068, nó có thể đâm vào hành tinh của chúng ta.


Lê Phương (Daily Star)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem