Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào?

Bạch Dương Thứ hai, ngày 05/10/2020 14:58 PM (GMT+7)
Khoa Y, Đại học Quốc tế, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) đều có điểm chuẩn ở mức cao.
Bình luận 0

Khoa Y lấy 3 mức điểm chuẩn: Y khoa 27,05 điểm; Dược học 26 điểm; Răng Hàm Mặt 26,7 điểm. So với năm ngoái, điểm chuẩn Khoa Y năm nay tăng 2-3 điểm.

Khoa Y thông báo tuyển 100 chỉ tiêu ngành Y khoa, 50 chỉ tiêu ngành Răng Hàm Mặt và 50 chỉ tiêu ngành Dược học. Tất cả được đào tạo theo hệ chất lượng cao với 30-40% tín chỉ học bằng tiếng Anh, học phí từ 55 - 88 triệu đồng/năm.

Đại học Quốc tế cũng có mức điểm chuẩn tăng 2-4 điểm so với năm ngoái. Ngành Ngôn ngữ Anh có điểm chuẩn cao nhất là 27 điểm, tăng 4 điểm so với năm ngoái. Mức điểm của ngành Quản trị kinh doanh 26 điểm, tăng 3,5 điểm. Các ngành lấy điểm thấp nhất là 18 điểm, gồm: Kỹ thuật môi trường và các ngành chương trình liên kết với đại học nước ngoài.

Đại học Quốc tế tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu với 6 phương thức xét tuyển. Trong đó, 40-60% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT quốc gia; 10-20% xét tuyển học sinh giỏi các trường THPT theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM; 1% xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, trường còn xét tuyển kết hợp giữa kết quả học tập THPT và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, chiếm 10-15% chỉ tiêu; xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tú tài quốc tế hoặc tốt nghiệp THPT ở nước ngoài; xét điểm đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào? - Ảnh 1.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào? - Ảnh 2.

Theo thống kê của Đại học Kinh tế - Luật, mức trung bình đầu vào trường là 26,3 điểm. Ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) có đầu vào cao nhất là 27,45 điểm; ngành có điểm chuẩn thấp nhất là ngành Luật (chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp) với 22,2 điểm. Mặt bằng chung, điểm chuẩn Đại học Kinh tế - Luật tăng 2 điểm so với năm ngoái.

Năm nay, Đại học Kinh tế - Luật tuyển hơn 2.000 chỉ tiêu với 5 phương án tuyển sinh: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM; xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét điểm thi đánh giá năng lực; xét tuyển dựa trên kết quả học bạ THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc chứng chỉ quốc tế vào các chương trình chất lượng cao, chất lượng cao bằng tiếng Anh, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào? - Ảnh 3.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào? - Ảnh 4.

Theo công bố của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 10 ngành có điểm chuẩn cao nhất đều trên 26 điểm là Báo chí (hệ chuẩn, tổ hợp C00) với 27,5 điểm; Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành (hệ chuẩn) 27,3 điểm; Truyền thông đa phương tiện 27 điểm; Báo chí (chất lượng cao) 26,8 điểm; Tâm lý học 26,6 điểm; Truyền thông đa phương tiện 26,25 điểm; Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành (hệ chuẩn) 26,25 điểm... Mặt bằng chung, điểm chuẩn các ngành tăng 2-3 điểm so với năm ngoái.

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tuyển hơn 3.300 sinh viên với 2 phương thức tuyển sinh chính: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. Đây là năm đầu tiên trường tuyển ngành Tôn giáo học và Quản trị văn phòng.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào? - Ảnh 5.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào? - Ảnh 6.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn ở mức nào? - Ảnh 7.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem