1. Đặt ra thời gian rõ ràng
Việc đặt ra những quy tắc về thời gian con được chơi điện tử có thể giúp trẻ rèn tính kỷ luật. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên cho con biết chính xác hình phạt mà bé sẽ phải nhận nếu không tuân thủ quy tắc thời gian.
Khi trao đổi với con, cha mẹ không nên nói rằng: “Con chỉ được chơi điện thoại, trò chơi điện tử vài tiếng mỗi ngày và không được chơi quá muộn”. Câu nói này quá mơ hồ, thay vào đó, bạn có thể nói: “Vào những ngày đi học, con được chơi trong 1 tiếng sau khi đã hoàn thành bài về nhà và không chơi sau 8h tối”. Điều này vạch ra ranh giới chính xác cho con hiểu và tuân theo. Có thể thời gian đầu, con sẽ có những hiểu hiện như cáu giận, khóc lóc, năn nỉ hay thậm chí ăn vạ để được chơi thêm nhưng cha mẹ nên giữ bình tĩnh và giải thích cho bé hiểu việc chơi nhiều sẽ không tốt và nhắc lại về hình phạt khi con chơi quá giờ.
Trước khi trẻ bắt đầu chơi điện thoại, trò chơi điện tử, cha mẹ hãy thống nhất với con về mốc thời gian bắt đầu và nhắc nhở bé khi khoảng thời gian này sắp kết thúc để trẻ chuẩn bị tâm lý dừng lại.
2. Treo thưởng khi con chơi điện tử ít hơn
Khi đã thiết lập được thời gian cố định để bé chơi điện tử, điện thoại thì cha mẹ nên bước sang giai đoạn thứ 2 là rút dần thói quen chơi của bé. Ví dụ, cha mẹ có thể thu hút con bằng một vài hoạt động thú vị khi con đang chơi điện tử hoặc giảng giải cho con hiểu rằng trò chơi điện tử sẽ chẳng có lợi bằng những hoạt động ngoài trời khác.
Các bậc phụ huynh có thể treo thưởng nếu con chơi điện tử ít hơn thời gian quy định hoặc không vi phạm quy tắc về thời gian chơi trong suốt 1 tuần, 1 tháng…
3. Khuyến khích những sở thích khác của con
Trò chơi điện tử, điện thoại cũng chỉ là một phương thức để giải trí và bạn hoàn toàn có thể gợi ý thêm nhiều phương pháp khác cho con vui chơi. Để làm được điều này, cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng bé và khuyến khích con tham gia một số trò chơi như đọc sách, xem tranh ảnh, vẽ, làm đồ thủ công, chơi đồ hàng…
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể cho con tham gia vào các câu lạc bộ hoặc hoạt động xã hội. Nếu con thích nhạc, hãy cho bé đến lớp thanh nhạc hoặc nếu con thích hoạt động nhóm thì nên cho chúng tham gia câu lạc bộ của địa phương… Các môn thể thao cũng là phương pháp tốt để rèn thể chất và tăng tính tương tác của bé. Nhưng cha mẹ hãy chú ý, không được ép nếu con không thích các gợi ý về trò chơi, hoạt động ngoài trời.
4. Cha mẹ trở thành tấm gương cho con
Nếu muốn con không bị “nghiện” trò chơi điện tử thì trước tiên chính cha mẹ nên là tấm gương. Khi ở nhà, các bậc phụ huynh không nên dùng điện thoại, xem TV quá nhiều mà hãy dành thời gian trò truyện và chia sẻ với con. Các chuyên gia cho rằng việc che mẹ dùng điện thoại nhiều sẽ ảnh hưởng đến trẻ, khiến chúng cũng hình thành thói quen thích chơi điện tử.
Ở từng độ tuổi, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ làm một vài việc nhà nho nhỏ để phát triển tính tự lập cũng như...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.