Cận cảnh buồng lái chiến đấu cơ Việt Nam bắn rơi B-52

Thứ tư, ngày 27/12/2017 10:30 AM (GMT+7)
Mỗi B-52 có hàng chục chiếc tiêm kích bảo vệ, ấy vậy mà những chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam vẫn "len lỏi" vào đội hình địch để tiêu diệt được B-52.
Bình luận 0

img

Chiếc MiG-21 đầu tiên của Không quân Việt Nam được Liên Xô chuyển giao cho chúng ta từ năm 1966.

img

Mặc dù trước đó phía Việt Nam đã có các phi cơ MiG-15 và các phi công của ta vẫn thường xuyên được cử sang nước ngoài đào tạo, tuy nhiên khi mới nhận chiếc MiG-21 đầu tiên vào năm 1966, phía ta vẫn còn thiếu kinh nghiệm vận hành loại tiêm kích đánh chặn này.

img

Trong vòng 6 năm kể từ khi nhận chiếc MiG-21 đầu tiên cho tới lúc diễn ra trận Điện Biên Phủ trên không, Không quân Việt Nam đã phát triển không ngừng và đặc biệt là kỹ năng tác chiến của phi công ta trên những chiếc MiG-21 mới.

img

Trong 12 ngày đêm diễn ra chiến dịch Linebacker II trên bầu trời Hà Nội, Mỹ đã huy động hơn 1000 máy bay chiến thuật các loại để bảo vệ 197 máy bay B-52.

img

Điều đó tương đương với việc mỗi tốp 3 chiếc B-52 sẽ được bảo vệ bởi khoảng... hơn 150 máy bay chiến thuật các loại.

img

Trong khi đó, phía ta chỉ có vỏn vẹn khoảng 50 chiếc MiG-21 tham gia chiến dịch này.

img

Với bản lĩnh và trình độ vượt trội của phi công Việt Nam, những chiếc MiG-21 vẫn tìm được đường lách qua cánh cửa hẹp, áp sát và tiêu diệt được những pháo đài bay tối tân của đối phương.

img

Cận cảnh buồng lái của một phi cơ MiG-21 tham chiến trên bầu trời Hà Nội trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

img

Mặc dù nhiều chi tiết đã bị tháo ra và hỏng hóc theo thời gian, tuy nhiên nhiều nút công tắc vẫn "nảy tanh tách" khi bị bấm vào.

img

Chiếc cần điều khiển hướng trên tiêm kích MiG-21.

img

Ngoài các đồng hồ hiển thị cơ như các máy bay cùng thời, khoang lái của MiG-21 còn có cả màn hình radar phía bên phải.

img

Toàn bộ các chi tiết trong khoang lái đều được ghi chú bằng tiếng Nga. Ảnh: Kính ngắm cùng thước ngắm trên chiếc MiG-21.

img

Cần điều khiển tốc độ hay nói nôm na là "tay ga" được đặt bên trái. Một yêu cầu khác đối với phi công chiến đấu đó là họ bắt buộc phải thuận tay phải để phù hợp với thiết kế của khoang lái máy bay,

img

Hiện bộ phận khoang lái của chiếc MiG-21 này đang được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân ở Hà Nội, khách thăm quan có thể thoải mái trèo vào trong để tận hưởng cảm giác được ngồi trên cỗ máy triệu USD này.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem